Cách Trả Lời Điểm Mạnh Điểm Yếu Khi Phỏng Vấn

Cách Trả Lời Điểm Mạnh Điểm Yếu Khi Phỏng Vấn

Điểm mạnh điểm yếu là hai yếu tố trong bắt cứ cuộc phỏng vấn nhân sự nào nhà tuyển dụng cũng đều đề cập đến nhằm khai thác đặc trưng riêng của ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không

Vậy Cách trả lời điểm mạnh điểm yếu trong phỏng vấn như thế nào hãy cùng Kỹ năng Hr tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

♥ Review khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp tốt nhất

I KHÁI NIỆM VỀ ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

Một ứng viên cần hiểu rõ Điểm mạnh điểm yếu của bản thân để từ đó có thể trả lời những câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng

1 Điểm Yếu là gì?

Điểm yếu là những kỹ năng, kiến thức,… bạn làm chưa tốt và cần cải thiện. Chẳng hạn như thiếu tự tin trước đám đông, thiếu tập trung, dễ bỏ cuộc, khả năng thích nghi kém,… Điểm yếu có thể trở thành lý do khiến nhà tuyển dụng “loại bỏ hồ sơ” của bạn.

2 Điểm mạnh là gì?

Điểm mạnh là những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm bạn có thể làm tốt. Khi đi phỏng vấn nói về điểm mạnh thì chúng ta nên đưa ra những thế mạnh “có thật” và những điểm mạnh có liên quan cũng như giúp ích cho công việc mà bạn đang ứng tuyển.

II CÁCH TRẢ LỜI ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU KHI PHỎNG VẤN

Bất cứ ứng viên nào cũng có điểm mạnh điểm yếu, tuy nhiên một cách trả lời khéo léo sẽ giúp phát huy tối đa điểm mạnh và biết điểm yếu hóa không có

1 Cách trả lời điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn

Cách trả lời điểm mạnh điểm yếu

Điểm yếu của bạn có thể liên quan đến kỹ năng, thói quen, hay một nét tính cách của bản thân. Bạn có thể chọn nêu một vài điểm tùy theo yêu cầu công việc. Hãy nêu điểm yếu của mình trước, sau đó lấy ví dụ về một hoàn cảnh cụ thể nào đó, khi mà khuyết điểm này làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ có được cái nhìn sâu sắc về mức độ tự nhận thức và mong muốn thay đổi bản thân của bạn.

Chúng ta ai cũng có điểm yếu nhưng không phải ai cũng có đủ dũng cảm để thừa nhận nó. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn, bạn không nên nêu một chi tiết là điểm yếu của bạn nhưng lại là yêu cầu bắt buộc trong công việc.

Bạn có thể liệt kê một số điểm yếu như: Chưa tổ chức tốt công việc; Khá nhạy cảm và hay tự buộc tội bản thân; Tính cầu toàn (Tuy nhiên, đây chưa hẳn là một điểm yếu. Đối với một số công việc nhất định, đây thậm chí còn là thế mạnh); Không quá chi tiết trong công việc; Không sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi làm việc

Ví dụ: Từ những điểm yếu được nêu trên, bạn có thể hình thành một số câu trả lời như dưới đây, hoặc dựa vào hoàn cảnh thực tế để đưa ra câu trả lời thuyết phục nhất:

  • Tôi thường khá nghiêm khắc với bản thân và luôn cho rằng mình vẫn có thể làm tốt hơn thế. Trước đây tôi thậm chí còn tự dằn vặt mình vì điều này. Tuy nhiên gần đây, tôi đã kiểm soát tốt hơn và biết tự hài lòng với những gì mình đã làm được.
  • Tôi thường hay xấu hổ và hiếm khi muốn xuất hiện trước đám đông, kể cả khi còn ở trường cấp 3 hay học đại học. Tuy nhiên, sau khi nhóm của tôi đã 2 lần không hoàn thành nhiệm vụ, tôi biết mình cần phải thay đổi để không làm ảnh hưởng tới những thành viên khác. Tôi đã đăng kí học một khóa học thuyết trình và bây giờ, tình hình đã có vẻ khá hơn.

2 Cách Trả Lời Điểm Mạnh Của Bản Thân Khi Phỏng Vấn

Cách trả lời điểm mạnh điểm yếu

Trên thực tế là nhiều người không nhận ra điểm mạnh của bản thân và cảm thấy khá khó khăn khi nói về điểm mạnh do vậy điều đầu tiên trước khi tham gia phoảng vấn hãy thật cận thận viết ra từng điểm mạnh của bản thân mình.

Bên cạnh đó việc trình bày điểm mạnh với nhà tuyển dụng như thế nào để nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không nói quá hoặc quá khoe khoang về bản thân mình cũng là một vấn đề. Luôn phải nhớ khi trả lời về điểm mạnh của bản thân trong buổi phỏng vấn phải khớp với những gì bạn đã nêu trong CV.

Để “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn bạn hãy đề cập tới những điểm mạnh có liên quan đến những yêu cầu dành cho vị trí ứng tuyển. 

Bạn có thể nói về bản thân như sau: “tôi là người có tinh thân cao, có khả năng xử lý vấn đề tốt, biết cách quản lý thời gian hiệu quả và có khả năng giao tiếp tốt. Tuy nhiên, do quá tỉ mỉ nên nhiều công việc mất nhiều thời gian để hoàn thành hơn dự kiến của bản thân đã đặt ra”.

Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù nêu bật điểm mạnh của bản thân nhưng cũng hãy biết cách lồng ghép điểm yếu vào. Tuy nhiên, điểm yếu đó thực ra cũng là điểm mạnh và thậm chí tốt hơn cho công việc và không hề ảnh hưởng gì đến công việc của bạn.

Như vậy, tùy vào từng cá nhân và vị trí ứng tuyển sẽ có câu trả lời phù hợp riêng. Tuy nhiên, hãy trung thực trong câu trả lời điểm mạnh và điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn và cả trong CV xin việc gửi nhà tuyển dụng. Đừng vì muốn “ghi điểm”  với nhà tuyển dụng mà nói về một điểm mạnh bản thân mình không có hoặc thái quá.  Các nhà tuyển dụng sẽ có phương pháp nhận ra liệu bạn có đang nói dối hay không, vì thế hãy trả lời một cách thành thật và khéo léo.

Nếu bạn cần trang bị thêm các kiến thức về nghiệp vụ Quản trị nhân sự, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học học quản trị nhân sự nhân sự. Khóa học này sẽ giúp bạn thành thạo các kỹ năng của một nhân viên hành chính nhân sự tổng hợp, được giảng dạy bởi các chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nhân sự sẽ mang lại cho bạn không chỉ những kiến thức hữu ích mà còn là những kinh nghiệm làm nghề quý báu.

»»» Xem thêm:

Tìm hiểu về chính sách tiền lương trong doanh nghiệp

Quy trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả

Mẫu bảng mô tả công việc của nhân viên nhân sự

Mối quan hệ giữa thành công và khả năng chịu áp lực

Tổng hợp Biên bản bàn giao công việc

Kỹ năng HR chúc bạn thành công!

Đánh giá
Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *