FMCG Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Trong Ngành FMCG

FMCG Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Trong Ngành FMCG

FMCG bao gồm các sản phẩm gia dụng, thực phẩm chức năng, thực phẩm và hàng chăm sóc cá nhân, các sản phẩm dùng trong vệ sinh và giặt ủi.

Vậy FMCG Là Gì? Cơ hội việc làm trong ngành FMCG như thế nào hãy cùng Kỹ năng Hr tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

I Thông tin về FMCG

FMCG là một tên gọi không mới tuy nhiên nhiều người ít biết đến do đấy là tên gọi của  từ Fast Moving Consumer Goods, vậy thực chất FMCG là gì đặc tính như thế nào hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1 FMCG là gì? 

FMCG_Fast Moving Consumer Goods hay còn gọi là CPG là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Ngành hàng này bao gồm toàn bộ các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống của con người.

2 Đặc tính của FMCG

Các mặt hàng FMCG bao gồm các sản phẩm gia dụng, thực phẩm chức năng, thực phẩm và hàng chăm sóc cá nhân, các sản phẩm dùng trong vệ sinh và giặt ủi,… Hiện nay các sản phẩm văn phòng phẩm, dược liệu và điện tử tiêu dùng cũng là những mặt hàng thuốc nhóm hàng tiêu dùng nhanh.
Thông thường, số lượng sản xuất sản phẩm tại các công ty FMCG rất lớn được người tiêu dùng sử dụng thường xuyên. Chi phí sản xuất và lợi nhuận trên từng sản phẩm thường thấp. Thời hạn sử dụng các sản phẩm thường thấp nhưng chúng được tiêu thụ rất nhanh do khách hàng có nhu cầu mua lại hàng cao.

Sự đa dạng trong các mặt hàng FMCG dẫn tới việc đa dạng ngành hàng, đa dạng sản phẩm. Mỗi sản phẩm có nhiều nhãn hành và sản phẩm đa dạng trên thị trường dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt giữa các dòng sản phẩm. Chỉ tính riêng ngành hàng nước giải khát, lại có rất nhiều sản phẩm từ nước tăng lực, nước ngọt có ga, nước khoáng,… Chỉ tính riêng lĩnh vực sữa tươi đã có tới rất nhiều sản phẩm như Vinamilk, Mộc Châu, Nestle,…

II Các loại hình công việc trong FMCG 

Có rất nhiều vai trò công việc khác nhau trong ngành công nghiệp FMCG Việt Nam hiện nay bởi đây là ngành mới rất đa dạng và năng động. Các vai trò của ngành hàng tiêu dùng nhanh bao gồm:

1 Quản lý sức khỏe và an toàn tiêu dùng

Vai trò này ảnh hưởng trực tiếp với việc duy trì các quy trình sản xuất hiện đại để đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp. Các sản phẩm tiêu dùng tại các công ty FMCG có số lượng khách hàng sử dụng lớn và thường xuyên, vì thế việc đảm bảo sức khỏe và an toàn người tiêu dùng là vô cùng quan trọng.

Chỉ những thương hiệu doanh nghiệp mạnh, mặt hàng được đánh giá là thân thiện và an toàn với người tiêu dùng mới có chỗ đứng trên thị trường.

Quản lý bán hàng và các mặt hàng FMCG  là yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp hiện nay và phát triển cơ sở khách hàng rộng lớn. Tìm hiểu nhu cầu sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp để nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm, đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra, các mặt hàng kinh doanh FMCG Vietnam cũng giúp doanh nghiệp phát triển chứng khoán nội bộ.

2 Phân tích mua sắm

Vai trò này được thiết lập cho những đội nhóm kinh doanh phụ trách vấn đề phân tích thị trường. Nhà phân tích cần đảm bảo có hiểu biết nhất định về doanh nghiệp cũng như các nhà cung cấp để đưa ra hướng phát triển cho doanh nghiệp theo nhóm sản phẩm của chính doanh nghiệp đó. Các số liệu được phân tích để báo cáo hoạt động mua sắm, nhóm mua sắm. Công tác này giúp kiểm soát hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp và cung cấp những định hướng mới cho sự phát triển trong tương lai của các công ty FMCG.

3 Tìm nguồn cung ứng

Vai trò công việc này cần các cá nhân có những hoạch định chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp với các chi phí thấp nhất. Tuy nhiên vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn và chất lượng được thỏa thuận. Mục tiêu công việc này là duy trì lợi ích, tìm ra những nguồn cung ứng giúp giữ vững lợi thế cho các công ty FMCG trên thị trường. Các nguồn cung ứng tích cực giúp thúc đẩy nguồn cung và quản lý.

III Cơ hội nghề nghiệp trong ngành FMCG 

FMCG là gì

Yêu thích lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng nhanh, bạn hoàn toàn có cơ hội lựa chọn “đầu quân” cho những vị trí tuyển dụng nghành FMCG như sau:

1 Giám đốc thương hiệu (Brand Manager)

Thương hiệu là điều mà bất cứ một nhà lãnh đạo lĩnh vực kinh doanh nào cũng cần tập trung phát triển.

Có người tiêu dùng nào nỡ làm ngơ trước nỗ lực của những giám đốc thương hiệu – “người làm vườn” cần mẫn ngày đêm lên kế hoạch phát triển và quảng bá thương hiệu của sản phẩm này.

Chưa kể rằng, thương hiệu còn giống như một con người với những nét tính cách khác nhau nhằm khơi gợi cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm.

Do đó, để thương hiệu sản phẩm nâng tầm khu vực và quốc tế, vai trò của giám đốc thương hiệu là phải xác định và định hướng tính cách thương hiệu cho phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của công ty. Từ đó, sự độc nhất và cảm xúc mà thương hiệu mang lại mới có thể khiến khách hàng bỏ qua các gian hàng khác để đến với gian hàng của doanh nghiệp.

2 Quản lý bán hàng (Sales Manager)

Công việc của Quản lý bán hàng hay Trưởng phòng kinh doanh là quản lý hoạt động kinh doanh của công ty, nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ.

Cụ thể, một nhân viên quản lý bán hàng cần đảm bảo các yếu tố tăng trưởng lợi nhuận, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và tỷ lệ hài lòng và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.

3 Chuyên viên  phân tích quy trình (Procurement Analyst)

Hiểu rõ hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp và đối tác, nhà phân tích quy trình có trách nhiệm phân tích các chiến lược kinh doanh dưới nhiều góc độ để kiểm soát chất lượng sản phẩm, đồng thời tiến hành tối ưu hóa hiệu quả các khâu sản xuất nhằm tối đa hóa năng suất lao động và doanh thu của tổ chức.

»»» Xem thêm:

Tìm hiểu về chính sách tiền lương trong doanh nghiệp

Quản lý thời gian là gì? Làm sao để quản lý thời gian hiệu quả

Mẫu bảng mô tả công việc của nhân viên nhân sự

Mối quan hệ giữa thành công và khả năng chịu áp lực

Mẫu giấy xác nhận nhân sự của công ty và cách viết

Kỹ năng Hr chúc bạn thành công!

Đánh giá
Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *