Headhunter không phải một nghề mà là kỹ năng

Headhunter không phải một nghề mà là kỹ năng

Headhunter còn được gọi là nhà tư vấn tuyển dụng, chuyên đi săn các “chất xám” hay ứng viên tài năng theo yêu cầu từ các công ty khách hàng hay cho chính công ty của mình. Nói cách khác, Headhunter đóng vai trò là cầu nối giữa ứng viên và doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Kỹ năng phỏng vấn xin việc dành cho nhà tuyển dụng

I. Chân dung của 1 Headhunter

Headhunter hay còn được gọi bằng những cái tên khác như chuyên viên tuyển dụng cấp cao, người đi săn chất xám hay thợ săn đầu người là những người làm trong ngành dịch vụ tư vấn, tuyển dụng nhân sự theo các đơn đặt hàng của các công ty. Nói một cách khác, họ đóng vai trò là cầu nối giữa nhân tài và các doanh nghiệp.

Headhunter có thể giúp doanh nghiệp giải được bài toán nhân sự hóc búa trong thị trường “thừa cầu thiếu cung”

II. Công việc chính của Headhunter

Hầu như mỗi “thợ săn” đều có phong cách làm việc khác nhau, nhưng nhìn chung thì các headhunter sẽ làm theo chung một chu trình sau:

  • Tìm hiểu thông tin để hiểu hơn vị trí đang cần tuyển dụng của doanh nghiệp.
  • Tra cơ sở dữ liệu để tìm ra ứng viên chất lượng, phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp muốn tìm kiếm để liên lạc.
  • Liên hệ với những ứng viên tiềm năng trước qua điện thoại.
  • Gửi hồ sơ ứng viên cho doanh nghiệp tuyển dụng. Ứng viên đạt được yêu cầu cơ bản của công ty sẽ được liên hệ cho vòng phỏng vấn trực tiếp.
  • Sau khi được chọn, ứng viên sẽ có phần thảo luận với doanh nghiệp về mức lương, thưởng, chính sách đãi ngộ,… Thư mời thử việc sẽ được gửi cho cả bên ứng viên và Headhunter.
  • Cuối cùng sẽ là bước khảo sát mức độ hài lòng của cả doanh nghiệp và ứng viên, từ đó rút kinh nghiệm để cải thiện chất lượng dịch vụ headhunting.

Quy trình làm việc của dịch vụ headhunting diễn ra trong khoảng 05 – 06 tuần. Không chỉ dừng ở việc kết nối hay tạo ra buổi phỏng vấn, Headhunter còn theo dõi quá trình làm việc của ứng viên sau khi trúng tuyển, tư vấn thêm thông tin doanh nghiệp cho ứng viên và tìm ra nguyên nhân, giải pháp nếu ứng viên không thể tiếp tục công việc.

Một Headhunter được đánh giá cao trong ngành khi là người có kỹ năng thuyết phục chuyên nghiệp, kỹ năng truy xuất thông tin, giao tiếp tốt, có khả năng trong việc mở rộng và phát triển các mối quan hệ xã hội.

Ngoài ra, Headhunter phải có con mắt tinh tường, có thể đánh giá ứng viên qua tố chất, năng lực một cách khách quan, công bằng. Quan trọng hơn, Headhunter luôn phải giữ vững đạo đức nghề nghiệp, giữ bí mật thông tin khách hàng và có khả năng đối đáp với khách hàng khó tính hay ứng viên cấp cao.

III. Headhunter không phải một nghề mà là kỹ năng

Ngành tuyển dụng nhân sự cấp cao Headhunter hiện nay đang vô cùng HOT trên thị trường, rất nhiều bạn trẻ mới ra trường muốn theo đuổi lĩnh vực này nhưng các bạn chưa biết thật ra “Headhunter không phải một nghề mà là kỹ năng”.

Để trở thành một Headhunter tài ba, nếu chỉ có kiến thức vẫn chưa đủ, bạn cần phải chẩn bị cho mình những kỹ năng thiết yếu làm hành trang trở thành một nhà săn đầu người chuyên nghiệp.

Những kỹ năng cần có của Headhunter

Cùng điểm qua những kỹ năng cần có sau nhé:  học hành chính nhân sự ở đâu tốt nhất

1. Kiến thức đa dạng về các ngành nghề cho Headhunter

Công việc của một head hunter không như tuyển dụng nội bộ, bạn sẽ phải tuyển dụng đa dạng các ngành nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp như kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, chuyên viên IT hay vị trí cao hơn như…Giám đốc.

Để trở thành một headhunter giỏi, bạn phải trau dồi rất nhiều kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực, ngành nghề, ưu điểm và cả những khó khăn của công việc. Nó sẽ bổ trợ và giúp đỡ rất nhiều cho các headhunter trong quá trình tuyển dụng.

2. Tạo quan hệ xã hội và duy trì chúng

Sẽ có rất nhiều ứng viên tài năng không xuất hiện trong cơ sở dữ liệu vì còn trẻ hoặc chưa từng nộp hồ sơ vào các công ty tuyển dụng, những ứng viên này được gọi là ứng viên “ẩn mình”, “tiềm năng”.

Lúc này, các “thợ săn” phải sử dụng tới các mối quan hệ cá nhân. Thông qua những người bạn, người quen trong lĩnh vực mà khách hàng đang tìm kiếm, các “thợ săn” thường sẽ tìm ra người mình mong muốn.

Từ đó, họ tiếp cận và thuyết phục ứng viên chấp nhận ứng tuyển vào vị trí công việc của công ty khách hàng. Càng làm lâu trong nghề, kỹ năng này càng được nâng cao vì mạng lưới quan hệ của người làm “thợ săn” càng rộng.

3. Xử lý được lượng thông tin lớn với tốc độ cao

Các công ty “săn đầu người” chuyên nghiệp có một hệ thống dữ liệu cá nhân khổng lồ về nhân sự trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả các nhân sự cao cấp.

Có được hệ thống data nhân lực dồi dào, đồng với nghĩa bạn phải nắm giữ và quản lý lượng thông tin nhân lực khổng lồ. Đây là một trong những nhiệm vụ của headhunter, do đó bắt buộc họ phải xử lý được lượng thông tin lớn này với tốc độ cao để có thể thực hiện tốt công việc.

4. Khả năng phân tích, đánh giá

Các công ty “săn đầu người” đều có ngân hàng dữ liệu của riêng mình, và tất nhiên nhiều trường hợp cả hai công ty đều biết tới cùng một ứng viên tài năng.

Giữa hàng trăm hồ sơ có kinh nghiệm na ná nhau thì làm sao để tìm được 1 hồ sơ có sự khác biệt mà bạn đang cần. Việc nhanh nhạy đánh giá, phân tích sẽ giúp bạn nhanh chóng sàng lọc được hồ sơ cần tìm kiếm.

Đây là kỹ năng cần thiết trong cuộc đua “săn đầu người” giữa các “thợ săn”. Không chỉ cần đến khả năng xử lý thông tin nhanh, mà việc đánh giá ứng viên sao cho phù hợp nhất với yêu cầu khách hàng cũng là một kỹ năng không thể thiếu của mỗi “thợ săn”.

Kỹ năng của Headhunter

5. Kỹ năng đàm phán

Trong rất nhiều trường hợp, khách hàng có những yêu cầu “trên giời” nên không thể tìm thấy ứng viên phù hợp.

Lúc này lại phải “bán” những ứng viên đạt 70-80% yêu cầu cho nhà tuyển dụng bằng cách dùng những điểm ưu thế riêng (outstanding) của ứng viên để nhà tuyển dụng quyết định gật đầu, cho ứng viên một cơ hội “thử sức”.

6. Khả năng giao tiếp, thuyết phục và độ bản lĩnh

Công việc của headhunter một ngày sẽ phải liên lạc với rất nhiều ứng viên, mỗi ứng viên phải có cách tư vấn, thuyết phục và xử lý khác nhau. Vì có lợi thế là giao tiếp qua điện thoại, không phải trực tiếp đối diện với ứng viên, nên các head hunter cũng trở nên hoạt ngôn hơn

Không ít trường hợp các headhunter bị ứng viên “phũ phàng” từ chối sự tư vấn hay “thô lỗ” hơn nữa là dập máy luôn ngay khi bạn bắt đầu giới thiệu về dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp cao.

Đừng bao giờ tự ái hay cảm thấy như mình không được tôn trọng, hãy lấy đó làm bài học để với những lần tư vấn sau, không còn bị xảy ra tình huống đó. Thậm chí là để ứng viên có hứng muốn nghe bạn tư vấn không ngừng. Thành công luôn chờ đợi bạn ở phía cuối.

7. Ứng dụng công nghệ

Mối quan hệ của bạn cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu tìm kiếm mà phải có sự hỗ trợ từ các database trên mạng.

Doanh nghiệp không thể chờ đợi bạn quá lâu, nếu không cơ hội đó sẽ rơi vào tay các công ty headhunter khác. Hãy đầu tư một khoản phí để có được danh sách hồ sơ ứng viên dồi dào được cập nhật hàng ngày trên các trang mạng tuyển dụng, mạng xã hội hay các công cụ tìm kiếm.

>>> Xem thêm: Review khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp tốt nhất

Trên đây, Kỹ Năng HR vừa chia sẻ với các bạn những bí quyết để mong là những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bạn có thêm kĩ năng để trở thành một headhunter giỏi.

Đánh giá
Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *