Hiệu quả của nghệ thuật phán đoán

Hiệu quả của nghệ thuật phán đoán

Nghệ thuật phán đoán sẽ giúp bạn làm chủ trong mọi cuộc đối thoại, lợi thế để bạn có thể thực hiện giao tiếp thành công và nắm bắt được tình thế.

Trong bài viết dưới đây, Kỹ Năng HR sẽ làm rõ hơn những hiệu quả mà nghệ thuật phán đoán mang lại.

>>> Xem thêm: Nghệ thuật nắm bắt tâm lý người đối diện

1. Nghệ thuật phán đoán là gì?

Phán đoán là khả năng nhận biết và có kết luận nhanh chóng thông qua việc sử dụng tư duy và phân tích vấn đề dựa trên những quy tắc logic chắc chẽ.

Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy phản ánh về sự tổn tại hay không tổn tại của một thuộc tính hay một mối liên hê nào đó. Về thực chất, phán đoán được hình thành trên cơ sở liên kết các khái niêm với nhau để khẳng định hay phủ định sự tổn tại của đối tượng, thuộc tính hay những mối liên hê của nó.

Tùy vào trường hợp và tùy vào kết quả là tốt, chấp nhận được hay sai lầm mà ta sẽ gọi nó với nhiều tên như: Phản xạ, linh cảm, trực giác hoặc phát kiến, sáng tạo, giác quan thứ sáu….

2. Các đặc điểm của phán đoán

Hai đặc điểm đặc trưng của kỹ năng phán đoán cụ thể:

(1) Phán đoán có đối tượng phản ánh xác định.

Phán đoán có nội dung phản ánh xác định có thể là thuộc tính, có thể là những mối liên hê khách quan xác định. Căn cứ vào nội dung phản ánh có thể chia các phán đoán ra thành hai nhóm là: phán đoán đơn thuộc tính (nhất quyết đơn) và phán đoán phức hợp.

(2) Phán đoán có cấu trúc lôgic xác định.

Phán đoán luôn mang một giá trị lôgic xác định. Là sự phản ánh hiên thực, về nội dung phán đoán có thể chân thực hoặc giả dối. Phán đoán chân thực (ký hiêu = 1) nếu nội dung phản ánh của nó hợp với hiên thực. Phán đoán giả dối (ký hiêu = 0) nếu nội dung phản ánh của nó không hợp với hiên thực.

Nghệ thuật phán đoán
Nghệ thuật phán đoán

3. Hiệu quả của nghệ thuật phán đoán

Phán đoán là một loại kỹ năng tư duy. Tư duy phán đoán xét trong một số giới hạn hay trường hợp cụ thể, nó cũng biểu hiện đầy đủ tính chất của tư duy logic. Kỹ năng phán đoán cực kỳ quan trọng trong phát kiến và phát minh, nó đóng vai trò quan trọng về mặt dự kiến, nêu giả thiết và tìm tòi phương pháp…

Có thể kể đến một vài hiệu quả của nghệ thuật phán đoán:    học hành chính nhân sự ở đâu

Khi cần phải hiểu nhanh một vấn đề, đánh giá một người mới gặp hoặc chạm trán một tình thế, một trường hợp ta chưa hề gặp phải nhưng cần sớm giải quyết thì kỹ năng phán đoán sẽ nhận lãnh trách nhiệm.

Khi cần phải nhanh chóng giải quyết vấn đề. Nếu thời gian không cho phép ta suy luận và tìm kiếm thêm thông tin, lúc này, kỹ năng phán đoán sẽ giúp tatìm ra các phương án giải quyết nhanh gọn và chính xác hơn những người khác rất nhiều.

Kỹ năng phán đoán là quá trình tư duy “nhảy tắt”, nó bỏ qua những bước trung gian để trực tiếp rút ra kết luận.Mặc dù mối liên hệ giữa các thông tin chưa được xem xét tỉ mỉ, kỹ càng vì không đủ thời gian hoặc thông tin đó không thể tìm kiếm thì phán đoán sẽ là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong phát kiến và phát minh, nó đóng vai trò quan trọng về mặt dự kiến, nêu giả thiết và tìm tòi phương pháp… Lúc này, thành công hay không là tùy thuộc vào kỹ năng phán đoán.

Sự phán đoán phổ biến nhất đó là sự đánh giá và ấn tượng của chúng ta đối với người khác. Cứ mỗi khi có mặt người khác là chúng ta lại không ngừng tiên đoán và kết luận hoặc suy diễn về những gì người đó đang nghĩ và đang thụ cảm.

4. Cách phát triển năng lực phán đoán

Kỹ năng phán đoán không phải bẩm sinh mà phải trải qua thời gian dài trau dồi và luyện tập. Để nghệ thuật phán đoán phát huy triệt để trong bạn, Kỹ Năng HR sẽ mách các bạn mẹo để có thể phát triển năng lực phán đoán

Cách phát triển năng lực phán đoán
Cách phát triển năng lực phán đoán

Quan sát mọi người và tình huống là một công cụ cực kỳ giá trị: Quan sát mọi người và tình huống là một công cụ cực kỳ giá trị. Nó đem đến cho bạn khả năng nhận biết các ẩn ý trong cuộc trò chuyện, phỏng vấn, thuyết trình, và ở bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể phản ứng với tình huống khéo léo hơn.

Tăng cường năng lực quan sát: xây dựng thói quen để ý đến mọi thứ xung quanh để tạo thói quen khả năng nhận biết những chi tiết vụn vặt.

Sử dụng những ghi chú để tập trung sự chú ý của bạn: Sử dụng các tờ ghi chú để viết ra những miêu tả và vẽ lên những hình minh họa về những thứ bạn thấy. Khi bản thân bạn làm chủ được thói quen viết ghi chú, bạn sẽ bắt đầu có khả năng để ý đến những chi tiết nhỏ nhất.

Tăng cường kỹ năng suy luận bằng tư duy phản biện: tập thói quen biến những quan sát đó thành các giả thiết hoặc ý tưởng. Suy luận là việc liên hệ các yếu tố tạo nên hoàn cảnh một cách logic, sau đó áp dụng tư duy phản biện vào những điều bạn đang thấy được. Về cơ bản, tư duy phản biện là việc phân tích kỹ lưỡng những gì bạn quan sát và suy luận là đưa ra kết luận dựa trên các thực tế đó.

Hình thành những sự liên hệ giữa những gì bạn thấy và bạn biết: Phân tích những gì bạn thấy, đọc và đặt câu hỏi. Càng tạo ra nhiều liên kết, suy nghĩ của bạn càng đa chiều hơn và bạn có thể đi đến những kết luận tốt hơn. Đây là một dạng lập luận vòng tròn – Học cách suy nghĩ một cách đa chiều về một thứ nào đó cũng sẽ tự động giúp bạn nhớ điều gì đó tốt hơn. Việc này không chỉ giúp bạn nâng cao kỹ năng suy luận mà còn giúp tăng cường vốn kiến thức của bản thân.

Tăng cường vốn kiến thức của bạn: nên duy trì sự tò mò về mọi thứ chúng ta muốn học, không ngừng bồi dưỡng kiến thức học vấn lẫn kỹ năng sẽ giúp cho kỹ năng phán đoán của bạn ngày càng mạnh hơn.

>>> Xem thêm: Học hành chính nhân sự ở đâu tốt

Trên đây, Kỹ Năng HR đã tổng hợp những thông tin liên quan đến nghệ thuật phán đoán, mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm mới. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn khám phá và phát triển hơn nữa kỹ năng phán đoán trong bạn.

5/5 - (1 bình chọn)
Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *