Kỹ năng phỏng vấn xin việc dành cho nhà tuyển dụng

Kỹ năng phỏng vấn xin việc dành cho nhà tuyển dụng

Kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng xin việc hiện nay được xem những kỹ năng quan trọng để có thể mang lại cho các nhà lãnh đạo, nhà quản trị và tổ chức những nhân sự tài năng cho các vị trí. Chủ đề về nhân sự luôn là mối quan tâm và tìm kiếm của doanh nghiệp hiện nay.

Trong bài viết dưới đây, Kỹ Năng HR sẽ chia sẻ với các bạn các kỹ năng liên quan đến phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng và ứng viên. Các bạn tham khảo nhé

>>> Xem thêm:  Phong cách tuyển dụng của nhà quản trị thành công

I. Kỹ năng cần thể hiện trong phỏng vấn xin việc đối với ứng viên

Phỏng vấn xin việc luôn nỗi khổ đối với các ứng viên. Vì thế, bạn hãy trau dồi cho mình những kỹ năng mà bản thân đang thiếu để có thể chinh phục nhà tuyển dụng ngay tại buổi phỏng vấn.

1. Kỹ năng giao tiếp

Nếu chưa giao tiếp thực tế với nhiều người, bạn sẽ không bao giờ có đủ tự tin khi đứng trước đám đông. Bởi kỹ năng giao tiếp được tổng hợp từ nhiều kỹ năng khác nhau, nó không chỉ đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết sâu rộng mà còn yêu cầu bạn phải có tính linh hoạt trong mọi tình huống và sự sáng tạo trong công việc. Điều này giải thích tại sao phần lớn nhà tuyển dụng lại cần tuyển những ứng cử viên có khả năng giao tiếp tốt, đặc biệt là khả năng diễn thuyết trước đám đông.

Làm gì để thể hiện tốt kỹ năng này?

– Hãy đứng trước gương rồi thực hành nói, hoặc trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Mục đích của việc này là tạo sự tự tin, đồng thời để bạn có thể tự kiểm tra mọi sai sót của mình.

– Thực hành phỏng vấn với người khác sẽ rất có hiệu quả. Một mặt, họ có thể chỉ ra cho bạn những mặt được và chưa được một cách thẳng thắn. Mặt khác, những lời phê bình của họ sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn khi phải nhận những lời phê bình từ người phỏng vấn.

– Bình tĩnh và luôn luôn duy trì ánh mắt. Làm như vậy, trông bạn sẽ tự tin hơn.

2. Kỹ năng ra quyết định

Không có ông chủ nào lại muốn tuyển một nhân viên chậm chạp, và sức ì quá lớn. Họ cần những nhân viên giỏi chứ không phải là một chú robot; họ cần những những người nói được và làm được; những người không bao giờ nói từ “không thể”; những người có khả năng giải quyết mọi công việc và bất chấp mọi khó khăn.

Sự thể hiện tốt nhất cho kỹ năng này là:

– Trước khi đi phỏng vấn, hãy chuẩn bị sẵn các câu chuyện về những công việc trước đây bạn đã làm và những quyết định cho từng bước đi để khắc phục những khó khăn đó. Hãy lấy chúng làm ví dụ để chứng minh năng lực của mình.

– Thông qua các câu trả lời, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được những kinh nghiệm và những hiểu biết của bạn.

3. Kỹ năng làm việc theo nhóm

Yêu cầu của kỹ năng làm việc theo nhóm là phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, làm việc có tính xây dựng, không ỉ lại hay dựa dẫm vào người khác.

Ngày nay, hầu hết các công ty đều cần những nhân viên vừa có thể làm việc độc lập lại vừa có thể làm việc theo nhóm. Bởi các ông chủ đều nghĩ rằng họ sẽ không chỉ làm tốt công việc của mình mà còn nỗ lực có hiệu quả với các công việc của nhóm.

Sự thể hiện tốt nhất cho kỹ năng này là:

– Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị một danh sách các công việc mà trong đó bạn có đóng góp công sức cho sự thành công của nhóm. Những điểm này không có trong bản sơ yếu lí lịch, nhưng chúng có thể được đề cập trong buổi phỏng vấn.

– Không chỉ thể hiện những đóng góp có hiệu quả cho sự thành công của nhóm mà bạn còn nên chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn cũng có thể là người lãnh đạo và rất có trách nhiệm với công việc của nhóm.

– Không nên e ngại khi đề cập đến những khó khăn mà nhóm bạn vấp phải. Hãy lấy chúng làm bàn đạp để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được bạn còn có khả năng giải quyết mọi vấn đề và vượt qua mọi khó khăn. Một khi mọi vấn đề được giải quyết hiệu quả thì thành công của bạn là rất lớn.

Kỹ năng cần thể hiện trong phỏng vấn xin việc đối với ứng viên

4. Kỹ năng tổ chức

Đây là kỹ năng không thể thiếu đối với bất kỳ công việc nào. Nhà tuyển dụng luôn cần những người có khả năng giải quyết nhanh chóng một khối lượng lớn các công việc. Họ là những người làm việc một cách khoa học.

Thể hiện như thế nào?    học quản trị nhân sự tốt nhất

– Ăn mặc gọn gàng và chuyên nghiệp

– Trước khi đi phỏng vấn, hãy tập trung mọi chiến lược. Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn thông thường sẽ cho phép bạn tự tin và tiến hành phỏng vấn một cách suôn sẻ.

–  Luôn sẵn sàng các tài liệu cần thiết liên quan đến công việc. Đó có thể là: bút, giấy, bản sơ yếu lí lịch và một số tấm card của các doanh nghiệp. Tất nhiên, tuỳ vào vị trí tuyển dụng mà bạn có thể có những bước chuẩn bị phù hợp.

5. Kỹ năng giải quyết nhiều loại công việc

Tiết kiệm thời gian, giảm nguồn nhân lực luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp. Vì thế, nhà tuyển dụng luôn cần những người có khả năng làm được nhiều loại công việc. Trong trường hợp này, họ sẽ là người “hai trong một”, nghĩa là một người có thể làm được nhiều việc khác nhau mà lẽ ra phải cần đến hai nhân viên. Theo đó, các ông chủ sẽ trả tiền công theo giờ làm việc.

Cần thể hiện như thế nào?  học quản trị nhân sự tốt nhất

– Khi nói về công việc trước đây của bạn, hãy đưa ra những tình huống, những công việc mà bạn đã từng giải quyết cùng một lúc.

– Chuẩn bị một danh sách các dự án được yêu cầu trong đó có rất nhiều nhiệm vụ mà bạn có thể đồng thời hoàn thành. Sẵn sàng nói rõ từng bước đi cụ thể cho mỗi việc.

– Hãy sẵn lòng nhận trách nhiệm và xác định khả năng thành công của công việc.

Mọi thông tin trong bản sơ yếu lí lịch chỉ là những thông tin cơ bản nhất để nhà tuyển dụng có thể nắm bắt sơ qua về bạn. Song, để nổi bật trong hàng trăm ứng cử viên khác, bạn hãy chứng minh mình bằng 5 kỹ năng được đúc kết ở trên.

II. Cách phỏng vấn ứng viên hiệu quả dành cho nhà tuyển dụng

Ở cấp độ quản lý, đặc biệt khi bộ phận bạn quản lý đang cần tuyển dụng thêm người, bạn sẽ cần đến một số cách phỏng vấn để có thể đạt được kết quả tốt nhất.

1. Lập danh sách các câu hỏi liên quan trực tiếp đến công việc đang cần tuyển

Nếu bạn không có một mô tả công việc cụ thể, với những kinh nghiệm của bản thân, bạn có thể liệt kê những nhiệm vụ chính của vị trí đó và sau đó tạo nên một danh sách những câu hỏi có liên quan đến công việc này.

Bạn cũng có thể thử đặt ra những tình huống có thể xảy ra trong quá trình làm việc để ứng viên có thể hình dung phần nào công việc của mình.

2. Chuẩn bị những câu hỏi về hành vi

Bạn có thể bắt đầu những câu hỏi dạng này bằng “Bạn có thể nói cho tôi biết về thời gian khi bạn…”. Ví dụ, Bạn có thể nói cho tôi biết về khoảng thời gian bạn cảm thấy khó khăn nhất trong công việc? Bạn đã vượt qua giai đoạn đó như thế nào?…

Tìm hiểu về cách ứng xử của ứng viên trong quá khứ sẽ giúp bạn đánh giá ứng viên hiệu quả hơn.

3. Xem lại hồ sơ ứng viên trước khi phỏng vấn

Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng bằng cách chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn và xem lại thông tin hồ sơ, bạn sẽ cho ứng viên thấy bạn đã dành thời gian để đảm bảo có một cuộc phỏng vấn hiệu quả.

Xem lại hồ sơ ứng viên cũng là một trong những cách để bạn có thể định hình trước và xếp hạng ứng viên dựa trên năng lực được thể hiện trong CV. Dựa trên những thông tin đã có, đối với từng ứng viên bạn sẽ có những câu hỏi nhất định để làm rõ hết những gì còn chưa được thông tin trong hồ sơ xin việc. Quá trình xem lại hồ sơ là bước quan trọng để bạn có thể định hình những câu hỏi đặc thù cho mỗi ứng viên.

Cách phỏng vấn ứng viên hiệu quả dành cho nhà tuyển dụng

4. Phác họa cấu trúc của buổi phỏng vấn

Một trong những điều quan trọng của cách phỏng vấn hiệu quả là nắm vững cấu trúc của buổi phỏng vấn. Đầu tiên, bạn nên đưa ra một mô tả ngắn gọn về công ty, sau đó đề cập đến các nhiệm vụ công việc. Hãy đưa ra các câu hỏi bạn đã chuẩn bị, đồng thời đưa ra các câu hỏi đào sâu hơn để nắm được khả năng của ứng viên.

Phỏng vấn là quá trình hai chiều, vì vậy bạn cũng nên cho ứng viên khoảng thời gian để đặt câu hỏi về những điều họ thắc mắc. Một phần quan trọng trong buổi phỏng vấn chính là đàm phán lương, thế nên bạn cũng cần chuẩn bị một mức lương có thể chấp nhận được.

Kết thúc buổi phỏng vấn, bạn đừng quên cung cấp thông tin về thời gian nhận được kết quả phỏng vấn cũng như các bước cần làm tiếp theo.

5. Không nói quá nhiều trong buổi phỏng vấn

Nhà tuyển dụng chỉ nên nói khoảng 30% trong quá trình phỏng vấn. Hãy dành thời gian để các ứng viên thể hiện kỹ năng và trình độ của họ trong quá trình này. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo đã hỏi đầy đủ các câu hỏi và không bỏ lỡ bất cứ điều gì.

6. Thể hiện thái độ chuyên nghiệp

Đúng giờ là biểu hiện đầu tiên của sự chuyên nghiệp. Đừng để ứng viên chờ đợi bạn quá lâu chỉ vì bạn cố gắng làm xong công việc còn dang dở.

Bên cạnh đó, bất cứ ứng viên nào cũng sẽ căng thẳng khi phỏng vấn. Bạn hãy tạo không khí thoải mái nhằm giúp ứng viên bớt lo lắng như nở một nụ cười hay nói một câu nói vui.

7. Chú ý đến những cử chỉ phi ngôn ngữ

Cũng như cách bạn chú ý đến cách ăn mặc và tìm kiếm những ứng viên phù hợp, các ứng viên cũng đang tìm kiếm những tín hiệu ngầm từ phía nhà tuyển dụng. Hãy chắc chắn giọng nói cũng như lời nói của bạn là phù hợp và chuyên nghiệp. Ăn mặc như bình thường khi bạn đi làm và chú ý đến cách cư xử của bạn nhé. Hãy nhớ rằng bạn là một đại diện của công ty và các bộ phận của bạn, do đó hãy để những hành động của bạn phản ánh đúng những điều này.

8. Để trở nên lịch sự và chuyên nghiệp, bạn không nên tỏ ra quá thân mật

Hãy chỉ đưa ra những câu hỏi liên quan đến công việc. Bởi nếu bạn dành thời gian để nói về các vấn đề cá nhân, bạn có thể đưa ra quyết định không công bằng bởi bạn thích ứng viên đó hơn là người thực sự có năng lực cho công việc.

>>> Xem thêm: Review khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp tốt nhất

Hi vọng với những chia sẻ trên, nhà tuyển dụng và ứng viên có thể tham khảo và nâng cao các kỹ năng còn thiếu để hoàn thiện hơn bản thân và nghiệp vụ.

Chúc các bạn thành công!

Đánh giá
Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *