Mẫu Giấy Đề Nghị Tạm Ứng Mới Nhất – Hướng Dẫn Cách Viết

Mẫu Giấy Đề Nghị Tạm Ứng Mới Nhất – Hướng Dẫn Cách Viết

Giấy đề nghị tạm ứng được sử dụng rất phổ biến tại nhiều doanh nghiệp hiện nay. Bởi vì không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể thanh toán một lần trong ngày.

Liên quan đến các công việc khác cần đến tạm ứng như làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho nhân viên tạm ứng để công tác, giải quyết công việc cá nhân hoặc là của cơ quan. Các chứng từ trong doanh nghiệp cần được ghi đúng theo mẫu để làm căn cứ giúp kế toán hạch toán và kê khai vào sổ sách.

Bài viết dưới đây Kỹ Năng HR sẽ hướng dẫn cách viết giấy đề nghị tạm ứng mới nhất.

1. Giấy Đề Nghị Tạm Ứng Là Gì?

Mẫu giấy đề nghị tạm ứng được hiểu là loại giấy chuyên dùng để xin doanh nghiệp trợ cấp cho cá nhân người lao động một khoản tiền và khoản tiền này còn được gọi là khoản tạm ứng. Khoản tạm ứng này là tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp cấp cho người tạm ứng để thực hiện những nhiệm vụ của công ty và phải được ban giám đốc phê duyệt.

Do đó, có thể hiểu giấy đề nghị tạm ứng là giấy dùng để xét duyệt tạm ứng, là căn cứ cơ sở để xuất quỹ cho người lao động.

Người đưa ra đề nghị tạm ứng có thể là công nhân viên, người lao động miễn là làm việc tại công ty và có nhu cầu tạm ứng. Với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được người có thẩm quyền (như Tổng giám đốc hoặc Giám đốc) đưa chỉ định bằng văn bản.

»»» Review Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Chuyên Nghiệp Tốt Nhất

2. Mục Đích Của Giấy Đề Nghị Tạm Ứng

Giấy đề nghị tạm ứng được lập với mục đích là căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho tạm ứng. 

3. Mẫu Giấy Đề Nghị Tạm Ứng Mới Nhất

Giấy đề nghị tạm ứng là mẫu chứng từ kế toán được ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 107/2017/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ tài chính.

3.1. Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 200

giấy đề nghị tạm ứng

3.2. Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 107

Mẫu giấy đề nghị tạm ứng Thông tư 107

3.3. Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Quyết định 48

Mẫu giấy đề nghị tạm ứng quyết định 48

4. Ví Dụ Về Cách Viết Giấy Đề Nghị Tạm Ứng Hợp Đồng

Giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng là mẫu giấy được sử dụng khá phổ biến trong đơn vị sử dụng lao động bởi khi công ty muốn xin cấp, sử dụng nguồn tiền từ công ty để chi tiêu, đầu tư kinh doanh, sản xuất thì cần phải có các giấy tờ, chứng từ phù hợp để xác định chi phí của công ty.

Giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng là loại giấy tờ cần thiết giúp các bên xây dựng có thể bảo đảm được quyền lợi chính đáng của mình, Hai bên sẽ chủ động thỏa thuận mức tạm ứng trước giá trị hợp đồng.

Để có thể được cấp trên phê duyệt thì Mẫu giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng phải đảm bảo đầy đủ nội dung và chính xác.

– Mục kính gửi: Người đề nghị phải ghi tên cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Thường là Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty.

– Trình bày rõ thông tin cá nhân của người đề nghị. Ghi cụ thể họ tên, địa chỉ, chức vụ, công việc trong doanh nghiệp ,…

– Ghi rõ số tiền đề nghị tạm ứng (ghi bằng số và bằng chữ).

– Trình bày lý do tạm ứng tiền: cần phải tiến hành kê khai mục đích sử dụng tiền tạm ứng hợp đồng để phục vụ công việc gì? Ví dụ như tiền phí công tác, mua chi phí văn phòng phẩm,…

– Ghi rõ thời hạn thanh toán tạm ứng: Phải ghi rõ thời gian gồm ngày … tháng … năm … hoàn lại số tiền tạm ứng.

– Cuối cùng sẽ là chữ ký của người đề nghị và bộ phận xét duyệt.

Một số lưu ý khi viết giấy đề nghị tạm ứng theo hợp đồng.

– Thời điểm được tạm ứng: người đề nghị chỉ được tạm ứng sau khi hợp đồng có hiệu lực.

– Lý do tạm ứng:

+ Mua sắm trang thiết bị, vật tư, chi phí xây dựng (phục vụ cho dự án triển khai của công ty)

+ Giải quyết công việc cụ thể nào đó trong quá trình thực hiện dự án.

– Những quy định về số tiền tạm ứng:

+ Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có)

+ Với trường hợp đặc biệt thì phải được sự cho phép người có thẩm quyền quyết định đầu tư.

Một số trách nhiệm của người đề nghị tạm ứng:

– Chịu trách nhiệm toàn bộ về số tiền đã tạm ứng.

– Số tiền đã tạm ứng phải được sử dụng đúng mục đích, trong phạm vi dự án.

– Hoàn lại số tiền đã tạm ứng nếu sử dụng không hết số tiền đã tạm ứng.

– Sau khi dùng số tiền đã tạm ứng hoàn thành công việc cần phải lập biên bản thanh toán tạm ứng để thanh toán toàn bộ cũng như thống kê số tiền tạm ứng vào những công việc cụ thể.

Thành phần hồ sơ tạm ứng bao gồm:

– Giấy đề nghị tạm ứng

– Bảo đảm thực hiện hợp đồng

– Bảo đảm tiền tạm ứng (nếu có)

– Hợp đồng hai bên ký kết

Trên đây là các nội dung chi tiết liên quan đến mẫu giấy đề nghị tạm ứng và hướng dẫn cách viết giấy đề nghị tạm ứng. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết của Kỹ Năng HR hữu ích với bạn đọc!

Xem thêm các bài viết:

5/5 - (1 bình chọn)
Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *