Mô Tả Công Việc Của Kế Toán (Nội Bộ – Tổng Hợp –Thuế)

Mô Tả Công Việc Của Kế Toán (Nội Bộ – Tổng Hợp –Thuế)

Kế toán là công việc được tuyển dụng rất nhiều và thu hút nhiều ứng viên. Sự khác nhau trong bản Mô tả công việc của kế toán như thế nào đối với các vị trí kế toán nội bộ, kế toán tổng hợp, kế toán thuế là mối quan tâm của nhiều người làm nghề kế toán vì đây là những vị trí tuyển dụng được quan tâm hàng đầu.

Vậy hãy cùng Kỹ năng Hr  tìm hiểu về bản mô tả công việc của kế toán cho từng vị trí khác nhau hiện nay như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!

Review khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp tốt nhất

Mô tả công việc của kế toán nội bộ

Công việc của kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ là vị trí xử lý các số liệu phát sinh khi không có hóa đơn, chứng từ về doanh nghiệp. Mục đích của hoạt động thống kê, phân tích các số liệu này đó chính là tính được lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó, công ty có thể quyết định được chiến lược phù hợp nhất, giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài trong tương lai.

Để đáp ứng được vai trò như trên thì kế toán nội bộ sẽ đảm hết tất cả các công việc liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán bao gồm:

  • Kế toán quỹ tiền mặt đóng vai trò của thủ quỹ thực hiện việc lập phiếu thu – chi, thực hiện thu chi và sổ theo dõi và quản lý luồng tiền qua quỹ.
  • Kế toán kho thực hiện việc lập chứng từ xuất – nhập, nhập – xuất hàng, lên báo cáo nhập xuất tồn hàng và quản lý hàng.
  • Kế toán ngân hàng thực hiện việc mở tài khoản tại ngân hàng, lập uỷ nhiệm chi, séc rút tiền, nộp tiền vào tài khoản, cuối tháng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng và quản lý tiền tại ngân hàng.
  • Kế toán thanh toán thực hiện việc lập đề nghị và theo dõi tạm ứng, hoàn ứng, thanh toán và đối chiếu công nợ.
  • Kế toán tiền lương thực hiện việc soạn thảo hợp đồng lao động, quản lý hợp đồng lao động, xây dựng quy chế lương, cách tính và thanh toán lương, quản lý, theo dõi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
  • Kế toán bán hàng thực hiện việc lập hoá đơn hoá đơn, lập chứng từ bán hàng, tổng hợp doanh thu bán hàng báo cáo bán hàng.
  • Kế toán công nợ thực hiện việc kế toán tổng hợp lên công nợ phải thu, phải trả, lập kế hoạch thu nợ, giãn nợ và kỹ năng đòi nợ, giãn nợ.
  • Kế toán tổng hợp thực hiện việc Phân loại chứng từ, phân tích chứng từ, cập nhật thông tin theo ngày lên báo cáo, lập báo cáo, phân tích số liệu cho ý kiến với ban quản lý tài chính hoặc kế toán trưởng.
  • Kế toán trưởng thực hiện việc Công việc của kế toán trưởng và phạm vi của kế toán trưởng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của kế toán trưởng.
  • Kiểm soát nội bộ thực hiện việc Công việc của kiểm soát nội bộ và các phạm vi của kiểm soát nội bộ.

Mô tả công việc của Kế toán tổng hợp

Công việc của kế toán tổng hợp

Công việc của Kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh và thống kê một cách tổng quát các số liệu, dữ liệu trên các tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.

Có thể nói kế toán tổng hợp là bộ phận chịu trách nhiệm chung về số liệu chi tiết đến tổng hợp trên sổ kế toán, nên có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết chính xác các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.

Để trở thành người kế toán viên tổng hợp giỏi đồng nghĩa với việc bạn phải thực sự linh hoạt, cẩn thận và có chuyên môn tốt. Do vậy, kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp sẽ đảm nhận những công việc theo ngày, theo tháng, theo quý, theo năm như sau: 

Công việc của kế toán tổng hợp hàng ngày

  • Thu thập và xử lý các chứng số liệu, chứng từ kế toán thông qua các nghiệp vụ kinh tế. Cụ thể như mua bán hàng hoá, Tài sản cố định, Công cụ dụng cụ, thu/ chi…
  • Hạch toán thu/ chi, các khoản khấu hao, ghi chép thuế GTGT/ TNDN,…
  • Theo dõi và quản lý công nợ
  • Tính toán và báo cáo giá sản xuất/ sản phẩm; thống kê thông tin về nguyên vật liệu, phụ liệu, chi phí vận chuyển, sản xuất dở dang
  • Kiểm tra tình trạng Xuất nhập tồn của hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu

Công việc của kế toán tổng hợp hàng tháng

  • Thực hiện báo cáo định kỳ tháng (ví dụ báo cáo thuế, tờ khai thuế…), các báo cáo nội bộ theo yêu cầu (báo cáo thu chi, báo cáo doanh thu – lợi nhuận…)
  • Tính lương cho nhân viên, thực hiện các khoản trích theo lương
  • Hạch toán các khoản phân bổ chi phí, như chi phí CCDC, chi phí trả trước ngắn/ dài hạn…
  • Hạch toán các khoản trích khấu hao TSCĐ
  • Thực hiện các bút toán kết chuyển, phân bổ; đối chiếu các số liệu và thống kê chi tiết các khoản phân bổ đó

Công việc của kế toán tổng hợp hàng quý

  • Lập các báo cáo, giấy tờ theo quy định như: tờ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tình hình sử dụng hoá đơn quý…
  • Tổng hợp số liệu hạch toán, lập bảng cân đối số phát sinh từ các nghiệp vụ kinh tế
  • Kiểm tra đối chiếu các số liệu với sổ cái

Công việc của kế toán tổng hợp hàng năm

  • Nộp tiền thuế, tờ khai thuế
  • Thực hiện các bút toán tài chính như kết chuyển lãi lỗ năm cũ, hạch toán chi phí năm tài chính mới…
  • Kiểm tra số liệu cuối kỳ (kiểm tra sự cân đối, kiểm tra số dư đầu – cuối kỳ…)
  • Lập các giấy tờ hành chính liên quan (tờ khai quyết toán thuế, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị…)
  • In ấn sổ sách tài chính cho doanh nghiệp

Mô tả công việc của kế toán thuế

Công việc của kế toán thuế

Kế toán thuế là 1 vị trí công việc không thể thiếu trong bất kỳ 1 doanh nghiệp nào bởi vì bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải báo cáo thuế. Nếu không có kế toán thuế thì bắt buộc doanh nghiệp phải thuê ngoài.

Do vậy, kế toán thuế có vai trò cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp với các công việc đảm nhận như sau:

Công việc đầu năm của kế toán thuế

Kê khai và nộp tiền thuế môn bài đầu năm. Hạn nộp tiền thuế môn bài là ngày 31/1. Nếu là công ty mới thành lập bạn nhớ phải nộp tờ khai  và tiền thuế môn bài nhé.

Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 hoặc quý IV của năm trước (Nếu kê khai theo tháng thì hạn nộp là 20/1. Nếu theo quý thì là 30/1). Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước.

Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước.

Công việc của kế toán thuế hằng ngày

Tập hợp, xử lý và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán: 

  • Khi doanh nghiệp có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như mua bán hàng hóa… Thì công việc của kế toán thuế là phải thu thập tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan (đầu ra, đầu vào) để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và hạch toán. 
  • Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán thuế phải tiền hành xử lý và kiểm tra xem có hợp lý – hợp lệ – hợp pháp hay không.
  • Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai các bạn phải xử lý ngay. Cuối cùng là các bạn phải sắp xếp và lưu trữ hóa đơn chứng từ để đảm bảo không xảy ra việc rách nát, cháy hỏng… 

Công việc của kế toán thuế hàng tháng

Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng (Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng). Đối với những hóa đơn đầu ra thì tháng nào có phát sinh phải kê vào tháng đó.

Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng (Nếu doanh nghiệp kê khai theo tháng). Lập tờ khai các loại thuế khác nếu có.  Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (Đối với những doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng).

Công việc của kế toán thuế hàng quý

  • Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý.
  • Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (Nếu doanh nghiệp bạn kê khai thuế GTGT theo quý).
  • Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý.
  • Lập tờ khai thuế TNCN theo quý (Nếu DN kê khai theo quý).

Công việc của kế toán thuế cuối năm 

Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm. Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh Báo cáo Tài chính. Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản. 

Trên đây là những công việc cơ bản mà kế toán thuế phải làm trong doanh nghiệp, nếu bạn muốn học các kỹ năng quyết toán thuế, cách tiết kiệm chi phí thuế phải nộp cho doanh nghiệp, cách đối đáp với cơ quan thuế…có thể tham gia thêm khóa học Kế toán tổng hợp thực hành sẽ giúp bạn thành thao tất cả các nghiệp vụ thực tế của kế toán tại mọi ví trí trong doanh nghiệp.

♥ Tìm hiểu về chính sách tiền lương trong doanh nghiệp

 Quản lý thời gian là gì? Làm sao để quản lý thời gian hiệu quả

♥ Mẫu bảng mô tả công việc của nhân viên nhân sự

♥ Mối quan hệ giữa thành công và khả năng chịu áp lực

♥ Mẫu giấy xác nhận nhân sự của công ty và cách viết

Kỹ năng Hr chúc bạn thành công!

 

5/5 - (1 bình chọn)
Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *