Nhân viên kinh doanh là vị trí công việc mang lại chủ yếu lợi nhuận về cho doanh nghiệp trong công tác bán sản phẩm.
Vậy nhân viên kinh doanh là gì? Công việc của nhân viên kinh doanh như thế nào hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây cùng Kỹ năng Hr nhé!
♥ Review khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp tốt nhất
I Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh chính là những người làm những công việc liên quan đến quản lý, xây dựng các chiến lược cụ thể, thực hiện hoạt động môi giới hay tiếp thị. Nói chung, mục đích cuối cùng của nhân viên kinh doanh chính là nhanh chóng bán được các sản phẩm, dịch vụ, có doanh thu và đạt được lợi nhuận nhất định cho công ty.
II Công việc của nhân viên kinh doanh
Trong các doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh được coi là lực lượng nòng cốt và có số lượng đông đảo góp phần giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát triển. Sau đây là các công việc chính của nhân viên kinh doanh cần phải thực hiện trong quá trình làm việc đó là:
Lập ra các kế hoạch, chiến lược nhằm tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, tiến hành tư vấn, giới thiệu và thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Chịu trách nhiệm trong việc duy trì, tìm kiếm và phát triển mạng lưới khách hàng hay toàn bộ các đối tác được đánh giá là tiềm năng thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Đảm bảo thực hiện hoàn tất và ký kết các đơn hàng từ khách hàng, tiến hành xây dựng và tiếp tục duy trì mối quan hệ với khách hàng, tạo được uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng cũng như nhà phân phối hay đối tác để dễ dàng đạt được doanh số bán hàng cao.
Thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan đến những phàn nàn cũng như các thắc mắc từ khách hàng nhằm lấy lại được độ tin cậy và mức độ hài lòng khi đã lựa chọn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Nhân viên kinh doanh cũng phải thường xuyên viết các bản báo cáo công việc kinh doanh của mình lên các cấp quản lý. Báo cáo có thể đề cập tới các vấn đề như: nhu cầu hay mối quan tâm của khách hàng hoặc các hoạt động kinh doanh của đối thủ cũng như những tiềm năng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, thực hiện một số yêu cầu từ cấp trên đưa ra.
III Kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh
Để trở thành một nhân viên giỏi và thực hiện các việc làm kinh doanh một cách hiệu quả, thì kỹ năng cần thiết của nhân viên kinh doanh đó là:
1 Khả năng hiểu biết xã hội
Không cần quá cao siêu, tuy nhiên những vấn đề cơ bản về kinh tế, chính trị – xã hội, bạn cũng cần phải biết. Và quan trọng nhất đó là hiểu biết về sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của công ty mình.
Bởi khi tìm kiếm, cân nhắc và lựa chọn một sản phẩm bất kỳ, mỗi khách hàng đều có hành vi, nhu cầu hay các tính cách khác nhau. Với vốn hiểu biết cùng khả năng chuẩn đoán tốt sẽ giúp bạn dễ dàng dẫn dắt, thuyết phục, giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm mà bạn đang giới thiệu.
2 Kỹ năng thuyết phục, đàm phán
Với khả năng thuyết phục, giới thiệu sản phẩm tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy được niềm tin của khách hàng, hay đối tác. Việc thành công bán được một sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ mà nhân viên kinh doanh cần cho khách hàng thấy được những lợi ích hàng đầu khi mua sắm tại doanh nghiệp, cửa hàng của bạn.
Tại sao khách hàng nên lựa chọn doanh nghiệp của bạn? Vì giá rẻ, hàng hóa sẵn có hay bảo hành lâu dài? Hãy cho khách hàng thấy hết những điều này thông qua những lần tư vấn nhiệt tình, tận tâm và thu hút. Vì vậy, hãy luôn trau dồi khả năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục để sẵn sàng làm việc tự tin, hiệu quả nhất
3 Kỹ năng chuẩn bị
Sự chuẩn bị đầy đủ chính là cách tốt nhất giúp bạn tránh được các thất bại trong công việc.
Việc chuẩn bị bên cạnh các kỹ năng chuyên môn, kiến thức cần có thì còn bao gồm cả về trang phục, phong thái tự tin trước mỗi cuộc trao đổi hay tư vấn với khách hàng. Có như vậy mới giúp bạn thực sự thoải mái, tự tin và sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra.
4 Kỹ năng hợp tác
Đó là sự kết nối giữa nhân viên kinh doanh và khách hàng để cùng tìm ra những giải pháp phù hợp nhất.
Một sản phẩm, dịch vụ không đơn thuần là việc giới thiệu, quảng bá đến với người tiêu dùng để họ lựa chọn, mà nhân viên kinh doanh còn phải bằng một cách nào đó để khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng của người tiêu dùng đối với công ty.
Điều này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa bạn, người đại diện cho công ty và khách hàng. Đồng thời, cách thức này cũng tạo sự tin tưởng, yêu mến của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, từ đó tạo ra sợi dây hợp tác, liên kết lâu dài.
5 Quan trọng vẻ bề ngoài
Đây được coi yếu tố kỹ năng quan trọng và cần thiết, giúp hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà một nhân viên kinh doanh cần trang bị cho mình. Luôn xuất hiện với vẻ ngoài chỉnh chu, lịch sự, kết hợp với đó là nụ cười tươi sẽ ghi điểm cộng với đối tác, khách hàng.
Từ đó cũng sẽ giúp tạo ra sự thoải mái, mang đến bầu không khí vui vẻ, nhẹ nhàng cho những người đang trong cuộc trao đổi.
IV Mức lương của nhân viên kinh doanh
Không giống với các công việc văn phòng khác, lương của nhân viên kinh doanh thường được chia thành hai loại là lương cứng và lương mềm.
Lương cứng sẽ được trả đủ nếu nhân viên hoàn thành một mức KPI theo quy định.. Mức lương cứng rơi vào khoảng 5.000.000-7.000.000 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra lương bonus thêm là khoản hoa hồng mà nhân viên nhận được sau khi bán hàng hoặc ký hợp đồng thành công. Vậy nên dù làm cùng bộ phận, cùng công ty nhưng thu nhập của sales không giống nhau. Thu nhập của họ phụ thuộc phần lớn vào % doanh số.
»»» Xem thêm:
♥ Tìm hiểu về chính sách tiền lương trong doanh nghiệp
♥ Quản lý thời gian là gì? Làm sao để quản lý thời gian hiệu quả
♥ Mẫu bảng mô tả công việc của nhân viên nhân sự
♥ Mối quan hệ giữa thành công và khả năng chịu áp lực
♥ Mẫu giấy xác nhận nhân sự của công ty và cách viết
Kỹ năng Hr chúc bạn thành công!