Tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo trong quản trị nhân sự

Tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo trong quản trị nhân sự

Phong cách lãnh đạo là cách thức tiếp cận của một người lãnh đạo khi đề ra phương hướng, triển khai kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Thông qua góc nhìn của nhân viên, phong cách lãnh đạo thường được thể hiện bằng hành động. Phong cách lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản trị nhân sự.

Phong cách lãnh đạo luôn gắn với uy tín, tình cảm của lãnh đạo đối với đồng cấp, thuộc quyền, với quần chúng và cả khi hoạt động, giao lưu đối ngoại. Tác phong được thể hiện từ quan điểm sống, từ lối sống giản dị, lành mạnh, biết tôn trọng con người, không phân biệt thấp, cao, sang, hèn.

>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của kỹ năng quản trị trong nhân sự

1. Vai trò của nhà lãnh đạo

Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người, để họ cố gắng một cách tự nguyện vì các mục tiêu chung của tổ chức hay doanh nghiệp. Vai trò của người lãnh đạo không phải đứng đằng sau để thúc giục nhân viên mà chính là động viên, khích lệ, định hướng và hỗ trợ nhân viên đạt được mục tiêu đã đề ra.

Vai trò thủ lĩnh

Những tố chất vượt trội của người lãnh đạo được mọi người thừa nhận thông qua khả năng thuyết phục, tính quyết đoán, ý tưởng xuất sắc, khả năng dẫn dắt tập thể, dám chịu trách nhiệm,…

Vai trò của người lãnh đạo được nhìn nhận thông qua việc định hướng hành động cho tổ chức, doanh nghiệp. Người lãnh đạo nhóm cần có quyết định kịp thời, tâm huyết, khả năng thuyết phục, dành thời gian, huy động được nguồn lực bên trong và bên ngoài.

Định hướng chiến lược

Định hướng chiến lược là một trong những vai trò của người lãnh đạo. Để tổ chức hay doanh nghiệp có thể phát triển bền vững thì người lãnh đạo cần có chiến lược phù hợp. Dĩ nhiên, chiến lược mà lãnh đạo đề ra phải là tầm nhìn tương lai trong môi trường mục tiêu mà tổ chức, doanh nghiệp hướng tới.

Thông thường, chiến lược đề ra là dài hạn nhưng do điều kiện xã hội thay đổi liên tục nên trong quá trình thực hiện cần có sự thay đổi cho phù hợp. Dựa trên những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đưa ra quyết định nhưng cũng cần đến sự quyết đoán và nhạy bén của người lãnh đạo.

Tối ưu các quyết định quản lý

Vai trò của người lãnh đạo trong quản lý chính là việc tối ưu các quyết định, giúp cho hệ thống hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả hơn. Hiện nay, vai trò của người lãnh đạo trong việc quản lý và đưa ra quyết định rất khó khăn bởi sự phức tạp của nền kinh tế thị trường.

Điều hòa các mối quan hệ

Điều hòa các mối quan hệ trong tổ chức, doanh nghiệp là vai trò lãnh đạo của nhà quản trị. Vai trò này trở nên quan trọng khi người lãnh đạo mong muốn và hướng mọi người hành động vì mục tiêu chung. Hành động chỉ mang về kết quả tốt đẹp khi người lãnh đạo có khả năng quản trị và điều hòa các mối quan hệ.

Truyền cảm hứng và tập hợp sức mạnh

Truyền cảm hứng để tập hợp sức mạnh vì một mục tiêu chung là vai trò của người lãnh đạo. Người lãnh đạo cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên của mình được quan tâm công bằng và đúng mức. Khích lệ tinh thần kịp thời sẽ tạo động lực to lớn cho cấp dưới để họ có thể vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt công việc.

Lãnh đạo phải là người thổi hồn và tạo được văn hóa doanh nghiệp, không nhất thiết phải có mặt mọi lúc mọi nơi. Thêm nữa, người lãnh đạo cũng cần định hướng rõ ràng để mục tiêu cá nhân và mục tiêu của tập thể có sự hài hòa. Khi mục tiêu của cá nhân được hoàn thành sẽ đóng góp đáng kể vào việc thực hiện mục tiêu của cả tổ chức hay doanh nghiệp.

Người lãnh đạo sẽ xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội. Bởi vậy, việc xây dựng hình ảnh người lãnh đạo đặc biệt quan trọng trong vai trò truyền cảm hứng. Hình ảnh người lãnh đạo thể hiện ở ngoại hình, tư tưởng, thần thái và ý chí quyết tâm. Các yếu tố góp phần xây dựng hình ảnh người lãnh đạo bao gồm trang phục, cách nói, cách đi đứng, giao tiếp,…

Hỗ trợ nhân viên kịp thời

Vai trò của người lãnh đạo là hỗ trợ nhân viên đúng lúc đúng chỗ. Hãy xuất hiện kịp thời khi nhân viên của mình gặp khó khăn, cảm thấy chán nản, cần sự hỗ trợ. Người lãnh đạo tốt sẽ biết cách giúp nhân viên của mình tìm ra điểm mấu chốt gây nên khúc mắc. Bởi vì, một hệ thống chỉ có thể vận hành bình thường khi tìm ra giải pháp cho những điểm chặn.

Người lãnh đạo cần biết đặt mình trong cùng hoàn cảnh với người khác để có thể thấu hiểu, chia sẻ, đưa ra lời khuyên chân thành cho mọi người cùng hành động vì mục tiêu chung. Tất cả những điều đó phải được thể hiện tâm huyết từ nhận thức và hành động của người lãnh đạo.

Vai trò khai tâm

Vai trò của người lãnh đạo là tạo sự thay đổi theo hướng tích cực. Sự thay đổi bao gồm các yếu tố mới từ tầm nhìn đến phương thức thực hiện. Đó là việc xác định phương hướng hành động cho đến phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên để giao trách nhiệm. Người lãnh đạo cần thể hiện vai trò khai tâm và truyền bá cái mới cho nhân viên của mình.

Vai trò của người lãnh đạo còn thể hiện ở việc hướng nhân viên của mình đến với tri thức mới, giá trị mới. Lãnh đạo cũng cần biết cách thuyết phục nhân viên bằng cơ sở thực tiễn, khoa học và hiệu quả thực tế. Họ có khả năng tập hợp, động viên, thúc đẩy nhân viên của mình hướng đến những cái tốt đẹp hơn.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo

Lịch sử hình thành và phát triển

Tính truyền thống của một dân tộc, một quốc gia gắn liền với quá trình hình thành, phát triển. Đối với một doanh nghiệp hay tổ chức cũng vậy, để phát triển đến giai đoạn hiện tại chứng tỏ phong cách lãnh đạo trước đó có điểm tích cực, người lãnh đạo nên kế thừa. Tuy nhiên, người lãnh đạo giỏi cần điều chỉnh phong cách sao cho phù hợp với hiện tại.

Yếu tố môi trường

Môi trường đào tạo là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo ở Việt Nam. Thông thường, người lãnh đạo sẽ bị ảnh hưởng và đi theo phong cách mà họ được đào tạo.

Yếu tố tâm lý

Tâm lý cũng la một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật lãnh đạo. Người lãnh đạo mới khó có thể phát huy và thể hiện hết phong cách lãnh đạo của mình bởi còn nhiều ái ngại, kiêng nể.

Trình độ và năng lực

Thông thường, người lãnh đạo có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ cho rằng ý kiến của mình luôn luôn đúng và theo đuổi phong cách lãnh độc đoán, chuyên quyền. Người lãnh đạo có chuyên môn vừa phải, ít kinh nghiệm sẽ cần đến sự góp ý của nhân viên và theo đuổi phong cach lanh dao tự do, dân chủ.

Tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo
Tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo

3. 8 phong cách lãnh đạo phổ biến

Bài viết đã giúp bạn biết được 8 phong cách lãnh đạo phổ biến, bao gồm lãnh đạo ủy quyền, dẫn đường, độc đoán, dân chủ, phục vụ, chuyển đổi, thuyết phục và giao dịch.

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Người lãnh đạo theo phong cách lãnh đạo dân chủ là người biết phân chia quyền lực quản lý của mình một cách hợp lý. Họ cho phép nhân viên tham gia thảo luận và biết tận dụng những ý kiến hay. Tất nhiên, đưa ra quyết định cuối cùng vẫn là người lãnh đạo. Để áp dụng phong cách dân chủ một cách hiệu quả thì:

  • Người lãnh đạo phải hiểu rõ vấn đề, các ý kiến của nhân viên chỉ là góp phần để xử lý vấn đề đó
  • Tập thể phải tương đối ổn định về nề nếp, mỗi cá nhân trong tập thể phải nắm rõ nhiệm vụ và cách thức tiến hành công việc

Phong cách lãnh đạo độc đoán

Người lãnh đạo theo phong cách độc đoán sẽ ra quyết định và nắm mọi quyền lực. Họ thường giao việc và chỉ cho nhân viên thực hiện công việc đó mà không bao giờ lắng nghe nhân viên góp ý. Phong cách lãnh đạo độc đoán không đồng nghĩa với việc thường xuyên sai bảo và quát mắng nhân viên. Phong cách này được áp dụng hiệu quả trong trường hợp:

  • Nhóm mới được thành lập
  • Nhân viên mới, ít kinh nghiệm
  • Phải ra quyết định trong thời gian ngắn

Phong cách lãnh đạo tự do

Phong cách lãnh đạo tự do thường không trực tiếp chỉ đạo công việc mà chỉ vạch ra kế hoạch và giao nhiệm vụ cho cấp dưới. Họ cho phép nhân viên của mình được ra quyết định cũng như chịu trách nhiệm với những quyết định đưa ra.

Tuy nhiên, nếu không sử dụng phong cách lãnh đạo tự do một cách phù hợp có thể gây mất ổn định đội nhóm.

Phong cách lãnh đạo thuyết phục

Người lãnh đạo theo phong cách thuyết phục phải là người có khả năng thu hút. Khi đó, nhân viên của họ sẽ có cảm giác được truyền cảm hứng, thêm động lực và năng lượng để hoàn thành bất cứ công việc gì.

Khi nhân viên yêu quý lãnh đạo, họ sẽ nỗ lực cống hiến vì mục tiêu chung. Không phải ai cũng có được sức hút tự nhiên, cho nên, khi theo đuổi phong cách này bạn cần luyện tập nhiều về lời nói và cử chỉ để có thể thuyết phục người khác.

Phong cách lãnh đạo dẫn đường

Lãnh đạo theo phong cách dẫn đường sẽ là người đặt mục tiêu và yêu cầu nhân viên của mình tự tìm cách đạt được mục tiêu đó. Phong cách này phù hợp với đội ngũ giàu kinh nghiệm và có cùng khao khát chiến thắng.

Nên áp dụng nghệ thuật lãnh đạo dẫn đường khi đội nhóm của bạn cần được “truyền lửa” khi bắt đầu dự án mới.

Phong cách lãnh đạo phục vụ

Trong các loại phong cách lãnh đạo đây là phong cách lý tưởng đối với các tổ chức phi lợi nhuận hoặc các nhóm đang bị sa sút về mặt tinh thần.

Lãnh đạo theo phong cách phục vụ thường đặt vai trò của nhân viên ngang hàng với mình. Họ hiểu rằng, đội nhóm của mình muốn làm việc tốt và tồn tại được phụ thuộc nhiều vào vai trò của mỗi cá nhân.

Phong cách lãnh đạo chuyển đổi

Lãnh đạo theo phong cách chuyển đổi là người đáng tin, khiêm tốn và rất tâm lý. Họ thường là người có tầm nhìn và khả năng truyền cảm hứng cho mọi người về tầm nhìn đó.

Phong cách chuyển đổi có thể phát huy tối đa năng lực của tất cả nhân viên nếu người lãnh đạo đủ sức truyền cảm hứng cho họ.

Phong cách lãnh đạo giao dịch

Phong cách này có nghĩa là làm tốt sẽ được thưởng, làm sai thì chịu phạt. Người theo phong cách giao dịch cần có sự rõ ràng trong công việc. Đặc biệt, phải đặt ra cơ chế khen thưởng và xử phạt hết sức công tâm.

>>> Xem thêm: Review khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp tốt nhất

Vậy phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất? Thực tế, không có phong cách lãnh đạo trong quản trị nhân sự nào là tốt nhất, mỗi phong cách đều có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, hãy lựa chọn và áp dụng linh hoạt các phong cách trong mỗi trường hợp cụ thể.

Hy vọng bài viết trên của Kỹ Năng HR sẽ mang lại nhiều hữu ích cho bạn đọc!

Đánh giá
Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *