Phong cách tuyển dụng của nhà quản trị thành công

Phong cách tuyển dụng của nhà quản trị thành công

Bạn sẽ bắt gặp những phong cách tuyển dụng khác nhau ở những buổi phỏng vấn khác nhau. Nếu bạn có thể nắm bắt được phong cách mà nhà tuyển dụng thì vượt qua phỏng vấn không còn là vấn đề. Nếu như đã kinh qua nhiều năm tìm việc làm vất vả, bạn hẳn sẽ nhận ra rằng thực chất thì cách hành xử của nhà tuyển dụng cũng chỉ nằm trong một số phong cách nhất định.

Trong bài viết dưới đây, Kỹ Năng HR sẽ chia sẻ với bạn đọc một số phong cách tuyển dụng tiêu biểu  mà các nhà quản trị thành công thường dùng

>>> Xem thêm: Kỹ năng lập kế hoạch để thành công trong mọi việc

1. Phong cách tuyển dụng hời hợt

Phong cách tuyển dụng này xuất hiện tương đối phổ biến. Họ phỏng vấn ứng viên mà không hề có sự chuẩn bị từ trước hoặc họ chỉ vừa được chỉ định và đột ngột xuất hiện trước buổi phỏng vấn đôi ba phút. Khác hẳn với vai trò dẫn dắt cuộc trò chuyện như thường lệ, họ thậm chí còn trở nên bị động khi đối mặt với ứng viên, một số người còn tìm mọi cách để kết thúc buổi phỏng vấn nhanh chóng.

Đừng vội cảm thấy chán nản hoặc bối rối nếu bạn có lỡ chạm mặt với nhà tuyển dụng kiểu này, biết đâu đấy lại là cơ hội để bạn tiếp thị bản thân một cách hiệu quả. Hãy luôn nhớ rằng, sự bối rối và im lặng trong lúc này chỉ khiến bạn rơi vào tình thế bất lợi.

Thay vì để nhà tuyển dụng đặt quá nhiều câu hỏi không liên quan (do không nghiên cứu hồ sơ trước đó), bạn hãy giành quyền chủ động về mình. Cố gắng giới thiệu thật đầy đủ về con người cũng như các kinh nghiệm làm việc mà bạn có, lối truyền đạt thông minh và hóm hỉnh sẽ khiến nhà tuyển dụng lưu lại ấn tượng tốt đẹp và chẳng ngại ngần đưa bạn vào danh sách các ứng viên nặng ký.

2. Phong cách tuyển dụng lạnh lùng

Gần giống như nhà tuyển dụng có phong cách hời hợt, nhà tuyển dụng mang phong cách lạnh lùng cũng không bộc lộ quá nhiều cảm xúc trong quá trình trao đổi với ứng viên nhưng tất nhiên, họ đã chuẩn bị sẵn sàng các câu hỏi trong vòng phỏng vấn. Việc bạn cần làm là lắng nghe thật thận trọng và trả lời đúng trọng tâm, đừng để sự xao nhãng hay gương mặt không cảm xúc của họ làm rối trí.

Ngoài ra, để phá vỡ bầu không khí ảm đảm, đồng thời thể hiện được sự năng động, tinh thần cầu tiến của mình, bạn nên đặt một số câu phỏng vấn ngược. Thông qua chia sẻ của nhà tuyển dụng, bạn sẽ biết được công ty đang có nhu cầu tuyển ứng viên ra sao, họ đánh giá bạn như thế nào… để kịp thời cải thiện trong những giờ phút cuối cùng.

Phong cách tuyển dụng

3. Phong cách tuyển dụng điều tra

Trái ngược với nhà tuyển dụng hời hợt, các nhà tuyển dụng mang phong cách điều tra lại là những người không bao giờ muốn dừng câu chuyện, họ có vô vàn câu hỏi để khai thác triệt để thông tin của ứng viên và thứ họ cần luôn luôn là bằng chứng xác thực. Họ không tin tưởng vào bằng cấp, họ muốn biết khả năng của bạn khi đối diện với tình huống thực tế.

Vì vậy, hãy cẩn thận với những gì bạn đưa vào hồ sơ ứng tuyển và luôn chuẩn bị tinh thần để đón nhận thử thách từ phía nhà tuyển dụng. Tốt hơn hết, bạn nên thường xuyên luyện tập các kỹ năng để không cảm thấy bở ngỡ, nhà tuyển dụng không có thời gian chờ đợi bạn… tra cứu Google nếu bạn chưa kịp nhớ ra đâu nhé.

4. Phong cách tuyển dụng dọa dẫm

Nếu bạn bị ảnh hưởng và để những hành động kì quái, thậm chí có phần thô lỗ của nhà tuyển dụng lấn át thì xin chúc mừng, bạn sẽ sớm bị loại khỏi chặng đua. Nhưng nếu bạn đủ bản lĩnh và tỉnh táo để vượt qua các trở ngại này, bạn sẽ là cái tên mà những đối thủ còn lại phải kiêng dè. Vậy bạn chọn cách lặng lẽ rút lui hay mạnh dạn tiến về phía trước?

Nếu như xem ứng viên là nhân viên cấp dưới thì nhà tuyển dụng mang phong cách dọa dẫm đích thị là những vị sếp “ác ma”. Họ khiến ứng viên khó chịu và có cảm giác như đang bị đe dọa bằng cách vặn vẹo đủ điều, yêu cầu ứng viên phải làm hết việc này đến việc khác để chứng minh sự nổi trội của mình. Họ thường ra lệnh hơn là lắng nghe người khác nói.

Phong thái trầm tĩnh, không sợ hãi sẽ là cú hích giúp bạn ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng. Hãy cho họ thấy bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển như thế nào, bạn nghiêm túc và nghiên cứu kỹ lưỡng về công ty ra sao.  học quản trị hành chính nhân sự ở đâu

Nếu kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn chưa đủ để nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng, hãy thử chuyển sang nói về niềm say mê và quyết tâm cống hiến mà bạn dự định dành cho tổ chức nếu được nhận vào làm. Không nhà tuyển dụng tài năng nào lại muốn bỏ qua ứng viên vừa có tố chất về năng lực, vừa thể hiện được tác phong chuyên nghiệp giống như bạn.

>>> Xem thêm: Học hành chính nhân sự ở đâu tốt

Nhà tuyển dụng thành công có phong cách tuyển dụng rất khác nhau. Tuy nhiên, họ đều có chung một mục tiêu hướng đến là làm thế nào để khai thác thông tin ứng viên một cách hiệu quả và tuyển được nhân sự phù hợp nhất.

Chúc bạn thành công!

Đánh giá
Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *