Phương Pháp Kanban Là Gì? So Sánh Scrum Và Kanban

Phương Pháp Kanban Là Gì? So Sánh Scrum Và Kanban

Muốn có một doanh nghiệp phát triển hưng thịnh, bền vững thì cần có một hệ thống hay bộ máy điều hành quản lý các bộ phận, công việc sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Hiện nay, có khá nhiều mô hình quản trị hiệu quả trong đó không thể không kể đến phương pháp Kanban. Phương pháp Kanban là gì? Bạn đã có hiểu biết gì về nó rồi. Nếu chưa thì hãy theo dõi bài viết sau đây của kynanghr.com nhé.

1. Phương pháp Kanban là gì?

Kanban (tiếng Anh là Kanban method), theo tiếng Nhật có nghĩa là cái bảng thông tin. Hiểu một cách đơn giản và chính xác thì Kanban là một cái thẻ trên đó có ghi đầy đủ thông tin về sản phẩm (tên mặt hàng, số lượng, nơi cần chuyển đến).

Phương pháp Kanban do kỹ sư người Nhật Taiichi Ohno sáng tạo ra, bắt nguồn từ công ty Toyota những năm 40, nó được tạo ra để phục vụ quá trình quản lý xí nghiệp, tạo đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế Nhật Bản. Sau này trở thành tiêu chuẩn quản lý của các tập đoàn lớn nhất Nhật Bản hiện tại.

Kanban chủ yếu tập trung vào trực quan hóa toàn bộ các dự án trên cùng một bảng để tăng tính minh bạch của dự án và kết nối các thành viên trong nhóm.

kanban

2. Nội dung của phương pháp Kanban là gì?

Kanban được xem như một công cụ giúp trực quan hóa những nhiệm vụ mà một bộ phận cần xử lý để đem lại hiệu quả cao nhất khi có quá nhiều công việc cùng một lúc. Cách đơn giản là sử dụng những tấm bảng trắng kích thước tùy theo lượng công việc, sau đó dùng những tờ giấy màu dán phía dưới để mô tả và quản lý quá trình làm việc.

Kanban là một công cụ được ứng dụng nhiều trong sản xuất, nó có hiệu quả trong việc kiểm soát chặt chẽ dây chuyền sản xuất, qua từng màu sắc khác nhau, nó có thể hiện ví dụ như chỉ định nguyên liệu và từng công đoạn riêng biệt.

Một điều cần lưu ý khi làm phiếu Kanban đó là cần thể hiện được sự liên kết giữa các luồng công việc với nhau, và phải ghi rõ nguyên liệu, bộ phận, số lượng ở trạm trước.

Để xây dựng phương pháp Kanban hiệu quả trong sản xuất cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Từ công đoạn trước đến công đoạn sau phải được lưu truyền một cách chi tiết.

– Không có Kanban thì không sản xuất.

– Mỗi thùng hàng cần có một thẻ Kanban ghi đầy đủ thông tin: chi tiết sản phẩm, nơi sản xuất, nơi chuyển đến, số lượng.

– Mỗi thùng, mỗi khay hàng chỉ được chứa số lượng cho phép.

– Không được đưa những chi tiết hoặc phế phẩm cho công đoạn sau.

– Giảm thiểu khoảng thời gian giữa các lần giao và số lượng Kanban.

3. Lợi ích của phương pháp Kanban

Phương pháp Kanban đem lại vô cùng nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong quy trình sản xuất.

– Kanban giúp thiết lập một kế hoạch linh hoạt, hiệu quả cao.

– Giúp tiết kiệm tối đa nguyên liệu và vật tư trong quá trình sản xuất.

– Đảm bảo sản xuất đạt chuẩn, chính xác.

– Đảm bảo đúng tiến độ.

– Phân công đạt hiệu quả cao giúp vòng đời sản phẩm quay nhanh.

– Tạo nên một môi trường làm việc hiện đại, hiệu quả và kỉ luật cao.

– Liên kết năng lực làm việc của các nhân viên trong cùng một dây chuyền sản xuất.

– Nâng cao chất lượng công việc và ý thức của nhân viên.

4. Ứng dụng của phương pháp quản lý Kanban

Ứng dụng của Kaban khá rộng rãi, phổ biến ngoài được ứng dụng trong hoạt động sản xuất, Kaban còn có thể ứng dụng trong quản lý công việc hàng ngày. Bảng Kanban bằng giấy nhớ hay app Kanban đều có thể giúp bạn tối đa hóa hiệu suất làm việc của bản thân, tránh tình trạng bị chồng chéo công việc dẫn đến việc hiệu quả sút giảm. Sau đây chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách thiết kế một Kanban chính xác:

– Bước thứ nhất: Bạn cần có một tấm bảng có thể ghim được nam châm và tờ giấy nhớ nhiều màu sắc.

– Bước thứ hai: Chia thành các cột và đặt tên như sau: việc cần làm, việc đang làm, việc đã hoàn thành.

– Bước thứ ba: Bạn sẽ chuyển những nhiệm vụ làm xong sang cột thứ hai hoặc thứ ba sao cho hợp lý với tiến độ làm việc của bạn.

phương pháp kanban

5. So sánh Scrum và Kanban

Có rất nhiều người dễ bị nhầm lẫn giữa Scrum và Kanban. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt hai khái niệm này.

»»»» Review khóa học tin học văn phòng chất lượng tốt nhất Hà Nội TPHCM

– Kanban là phương pháp chủ yếu tập trung vào trực quan hóa toàn bộ các dự án trên cùng một bảng để tăng tính minh bạch của dự án và kết nối các thành viên trong nhóm.

– Scrum là một quá trình liên tục giúp phân phối giá trị kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất. Scrum nhanh chóng và kiểm tra phần mềm làm việc thực tế liên tục.

Về cơ bản, phương pháp Scrum cũng chia nhỏ công việc để giúp quản lý dễ dàng hơn và nó được hoàn thành bởi một nhóm liên chức năng (tiếng Anh là Cross-function) trong một khoảng thời gian 2-4 tuần (Sprint).

Điểm giống Điểm khác
Kanban – Cả hai đều chia nhỏ các nhiệm vụ lớn và phức tạp thành các nhiệm vụ nhỏ, hoàn thành theo một quy định nhất định
– Đều thúc đẩy cải tiến liên tục, nâng cao hiệu suất làm việc
– Đều khuyến khích các thành viên tham gia vào quy trình hoàn thành nhiệm vụ
– Không cứng nhắc trong việc thay đổi
– Đề xuất thêm các đồ thị để có cái nhìn tổng quát hơn về sự tiến bộ của đội, nhóm theo thời gian
– Dựa vào time-boxing và dự báo
– Không quy định yêu cầu khắt khe nào
– Không có biện pháp nào để khắc phục sự biếng nhác.
– Không có vòng lặp thời gian cố định
– Không có cam kết, xây dựng trên tinh thần tự nguyện.
Scrum – Nhấn mạnh việc lập kế hoạch
– Đề xuất tập hợp các phép đo thời gian được thực hiện trong suốt print
– Không có yêu cầu cam kết từ các đội, nhóm
– Ước lượng có vai trò quan trọng
– Mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm
– Có vòng lặp thời gian cố định
– Cam kết có một lượng công việc cụ thể, nhất định.

Trên đây là tất tất tần thông tin về phương pháp Kanban và cách phân biệt Kanban và Scrum kynanghr.com cung cấp đến bạn. Hy vọng bài viết hữu ích cho học tập và công việc của bạn.

Xem thêm:

Đánh giá
Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *