Quan Hệ Lao Động Là Gì? Các Thiết Chế QHLĐ Ở Việt Nam

Quan Hệ Lao Động Là Gì? Các Thiết Chế QHLĐ Ở Việt Nam

Quan hệ lao động là gì? Có thể thấy hiện nay trong nền kinh tế thị trường, tình trạng đình công trong các tổ chức tại Việt Nam càng ngày càng được nhân rộng và quy mô khá lớn dưới những quy định của pháp luật.

Vậy  tại sao và vì những lý do gì trong sự hà khắc của pháp luật nhiều cuộc đình công vẫn nổ ra đặc biệt là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phải chăng nguyên nhân là do nhận thức chưa sâu sắc hết mức độ nghiêm trọng của việc đình công từ người lao động, hay do cách nhìn nhận khác biệt giữa các chủ thể trong quan hệ lao động. Hãy cùng Kỹ năng Hr tìm hiểu kỹ hơn về quan hệ lao động trong bài viết dưới đây nhé!

 »»» Xem thêm: Review khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp tốt nhất

Quan Hệ Lao Động Là Gì?

Quan hệ lao động là quan hệ giữa người lao động ,tập thể người lao động với người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động, được xác lập trên cơ sở pháp luật lao động bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, cơ chế xác lập và vận hành Quan hệ lao động, thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, vai trò của các bên trong Quan hệ lao động.

Theo Bộ luật Lao động, Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động

Các thiết chế Quan hệ lao động tại Việt Nam

mo hinh quan he lao dong viet nam

Trên thế giới tồn tại nhiều mô hình Quan hệ lao động khác nhau: mô hình Quan hệ lao động các nước Châu Âu, mà điển hình là Bắc Âu, trong một doanh nghiệp tồn tại nhiều tổ chức công đoàn và được liên kết theo ngành, TƯLĐTT được thương lượng và ký kết theo ngành; mô hình Quan hệ lao động của Mỹ, được phép tồn tại nhiều công đoàn, với số công đoàn cấp quốc gia nhiều hơn so với các nước khác, mỗi một đơn vị chỉ được chọn hay bầu một tổ chức đại diện của người lao động.

TƯLĐTT thường diễn ra trong phạm vi doanh nghiệp; mô hình Quan hệ lao động của các nước Đông Bắc Á phát triển, như Nhật Bản, Hàn Quốc, tổ chức công đoàn được thành lập trong phạm vi doanh nghiệp, và trong một doanh nghiệp tồn tại nhiều tổ chức công đoàn, TƯLĐTT cũng được diễn ra chủ yếu ở cấp doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, hiện đang áp dụng mô hình Quan hệ lao động chỉ có một tổ chức công đoàn trong một doanh nghiệp. Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất của người lao động, có chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, được vận hành trong một hệ thống thống nhất từ Trung ương đến cơ sở theo Luật Công đoàn, trong đó công đoàn cơ sở được thành lập và hoạt động trong phạm vi một doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật, công đoàn vừa đối tác, vừa là yếu tố tích cực tác động đến phát triển của doanh nghiệp.

Đặc trưng của quan hệ lao động ở Việt Nam

Quan hệ lao động

Quan hệ lao động trong các nước có nền kinh tế thị trường có những đặc trưng cơ bản. Thứ nhất, Quan hệ lao động là quan hệ vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội; thứ hai, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn; thứ ba, vừa bình đẳng, vừa không bình đẳng; thứ tư, vừa mang tính chất cá nhân, vừa mang tính chất tập thể.

Tuy nhiên, biểu hiện cụ thể các đặc trưng này ở các nước khác nhau có thể có những điểm khác nhau. Đối với Việt Nam, về cơ bản, Quan hệ lao động cũng mang đầy đủ 4 đặc trưng nêu trên. Song đây là vấn đề rất mới, đang trong quá trình hình thành, phát triển với những đặc điểm rất đặc thù cần phải lưu ý nhằm phát triển Quan hệ lao động vừa tuân thủ những nguyên tắc của thị trường, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Các đặc điểm đó là

Thứ nhất: Việt Nam là nước từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp tồn tại khá lâu trước đây, từng bước chuyển sang nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa cho nên nhận thức của các chủ thể về Quan hệ lao động còn ở mức độ khác nhau. Nhất là nhận thức của người lao động, tổ chức đại diện của của Người lao động và vai trò, trách nhiệm của mình về Quan hệ lao động trong cơ chế thị trường còn mờ nhạt, chậm đổi mới. Khả năng thực hiện quyền tự thương lượng, thỏa thuận trong việc lựa chọn việc làm, nơi làm việc và các vấn đề liên quan đến lợi ích của Người lao động còn hạn chế.

Thứ hai: Quan hệ lao động ở nước ta được thiết lập và thực hiện trong tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu lao động. Trạng thái của Quan hệ lao động phụ thuộc rất nhiều vào tương quan cung cầu trong thị trường lao động, tức là mối quan hệ giữa nguồn cung và cầu sức lao động. Ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, cung lao động luôn nhiều hơn cầu lao động, sự mất cân đối này không chỉ là về số lượng mà còn cả về chất lượng sức lao động, đã tác động không nhỏ đến Quan hệ lao động. Như vậy của Người lao động luôn luôn ở vai trò vị thế yếu hơn so với của Người sử dụng lao động trong việc thương lượng, thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến QHLĐ.

Thứ ba: Thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam tuy đã được thiết lập để tạo hành lang, khung khổ pháp lý cho Quan hệ lao động hình thành và phát triển, nhưng chưa được hoàn thiện, nhất là pháp luật về Quan hệ lao động còn có một số vấn đề chưa phù hợp với KTTT, hội nhập quốc tế và trong điều kiện kinh tế – xã hội luôn vận động phát triển nên phải thường xuyên bổ sung, sửa đổi.

Thứ tư: Doanh nghiệp Việt Nam phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, nhưng có 98% là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, trình độ và năng lực cạnh tranh còn thấp, chưa có mối liên kết theo ngành để hình thành các chủ thể Quan hệ lao động của ngành. Lao động trong các doanh nghiệp những năm gần đây được tuyển dụng chủ yếu từ nông thôn và nông dân, đội ngũ công nhân lành nghề còn ít và chưa hình thành đội ngũ công nhân nhiều đời, cha truyền con nối.

Thứ năm: Thiết chế chính trị của Việt Nam cũng có những điểm khác với các nước. Mặc dù mô hình của Việt Nam là phát triển nền KTTT định hướng XHCN có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, song các thiết chế Quan hệ lao động có một số điểm khác với nguyên tắc thị trường, nhất là về thiết chế đại diện người sử dụng lao động và người lao động.

Trên đây chia sẻ những kiến thức hữu ích về Quan hệ lao động là gì và các thiết chế quan hệ lao động tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm đọc những bài viết liên quan đến vấn đề nhân sự trong mục hành chính nhân sự tại trang Lê Ánh Hr 

»»» Xem thêm:

Kỹ năng Hr chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)
Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *