Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Các Loại Hình Doanh Nghiệp

Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Các Loại Hình Doanh Nghiệp

Bất kỳ một công ty hay doanh nghiệp nào thì cơ cấu tổ chức công ty cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều này ảnh hưởng đến quá trình điều hành của công ty.

Vậy sơ đồ tổ chức công ty là gì và những thông tin có liên quan sẽ được trình bày ở bài viết dưới đây của Kỹ Năng HR.

I. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Là Gì?

Sơ đồ tổ chức công ty là một dạng biểu đồ trực quan thể hiện tính năng, hình dạng, cấu trúc của một công ty. Được thể hiện bằng cách nêu rõ vị trí công việc, trách nhiệm và mối liên hệ giữa các cá nhân trong công ty.

Một sơ đồ tổ chức công ty hoàn chỉnh sẽ cho biết nguồn lực nội tại của công ty có đồng nhất với chiến lược và mục tiêu chung hay là không. Nó sẽ mô tả rõ các mối liên hệ, quy trình trong trao đổi công việc.

Qua Sơ đồ tổ chức công ty, nhà quản lý sẽ nhìn nhận rõ vai trò của từng bộ phận, sự đóng góp của mỗi bộ phận vào chiến lược của công ty. Đây là một loại biểu đồ rất quan trọng của công ty.

»»» Review Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Chuyên Nghiệp Tốt Nhất

II. Vai Trò Của Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty

Sơ đồ tổ chức công ty giúp các nhân viên mới có thể nhanh chóng hiểu được về công ty và cách thức làm việc cũng như vai trò tại công ty. Một số các vai trò quan trọng của sơ đồ tổ chức công ty là:

– Thể hiện được hệ thống cấp bậc và cấu trúc nội bộ của công ty.

– Giúp nhân viên công ty nắm rõ được nhiệm vụ công việc của mình sẽ báo cáo cho ai, ở bộ phận nào và người sẽ liên hệ khi có vấn đề xảy ra.

– Làm rõ vai trò, trách nhiệm của riêng từng bộ phận.

– Dễ dàng lưu trữ thông tin của nhân viên thuận lợi nhất.

– Giúp cho bộ phận quản lý dễ dàng nắm bắt được số lượng nhân viên của các bộ phận.

– Giúp nhân viên nắm bắt được thông tin về lộ trình thăng tiến trong công việc của mình.

III. Các Loại Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty

1. Sơ đồ tổ chức ma trận

Mô hình ma trận thể hiện các cấp độ báo cáo theo chiều dọc lẫn chiều ngang. Nhân viên có thể sẽ là 1 mắt xích trong một nhóm chức năng nhưng cũng có thể làm việc tại một đội nhóm hỗ trợ phát triển sản phẩm mới.

Mô hình này có thể có những nhân viên ở những nhóm chức năng khác nhau sẽ làm việc với nhau để phát triển sản phẩm mới.

2. Sơ đồ tổ chức theo chức năng

Sơ đồ tổ chức theo chức năng là loại sơ đồ tổ chức phổ biến nhất. Loại mô hình này nhóm những cá nhân theo chức năng hoạt động cụ thể. Một số những phòng ban cơ bản như Kế toán, Nhân sự, Marketing được phân chia theo từng lĩnh vực và quản lý độc lập.

3. Sơ đồ tổ chức theo sản phẩm

Một mô hình được tổ chức theo loại sản phẩm cụ thể. Mỗi nhóm sản phẩm sẽ được báo cáo cho một người quản lý và người quản lý đó sẽ bao quát tổng thể mọi thứ có liên quan tới sản phẩm đó.

4. Sơ đồ tổ chức theo khách hàng

Một số lĩnh vực sẽ cần phải tổ chức công ty theo phân loại khách hàng. Điều này để đảm bảo đáp ứng được những mong muốn của từng phân nhóm khách hàng của thể và áp dụng các dịch vụ đối với khách hàng riêng.

5. Sơ đồ tổ chức theo địa lý

Đối với những công ty có hoạt động trải dài theo nhiều vùng địa lý khác nhau thì công ty cần phải được tổ chức theo vùng địa lý. Điều này sẽ tốt hơn cho công tác hỗ trợ nhu cầu logistics và những khác biệt về nhu cầu của từng nhóm khách hàng theo vị trí địa lý.

Điền hình của mô hình này là sẽ phải báo cáo về cho trụ sở chính. Bạn sẽ bắt gặp loại mô hình tổ chức này tại các công ty có mạng lưới lớn hơn phạm vi thành phố, vùng miền và có thể có những khách hàng trải dài trên toàn quốc hoặc đa quốc gia.

Ban lãnh đạo công ty cần thời gian suy nghĩ kỹ để thiết kế được một mô hình tổ chức hoàn chỉnh đối với công ty của mình. Điều này quan trọng giúp các nhân viên có cái nhìn rõ ràng về chức năng của công ty và hiểu rõ mối quan hệ của chuỗi các mệnh lệnh.

IV. Các Mẫu Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Theo Loại Hình Doanh Nghiệp

1. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần

Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần

2. Sơ đồ tổ chức công ty TNHH 1 thành viên

Sơ đồ tổ chức công ty TNHH 1 thành viên

3. Sơ đồ tổ chức công ty TNHH 2 thành viên

Sơ đồ tổ chức công ty TNHH 2 thành viên

4. Sơ đồ tổ chức công ty thương mại

Sơ đồ tổ chức công ty thương mại

5. Sơ đồ tổ chức công ty sản xuất

Sơ đồ tổ chức công ty sản xuất

6. Sơ đồ tổ chức công ty xây dựng

Sơ đồ tổ chức công ty xây dựng

7. Sơ đồ tổ chức công ty logistics

Sơ đồ tổ chức công ty Logistics

8. Sơ đồ tổ chức công ty vận tải

Sơ đồ tổ chức công ty vận tải

9. Sơ đồ tổ chức công ty du lịch

Sơ đồ tổ chức công ty du lịch

IV. Cách Vẽ Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty

Dù là loại hình công ty (doanh nghiệp) lớn hay nhỏ, ít hay nhiều nhân viên thì việc lập sơ đồ tổ chức công ty sẽ đi qua hai bước như sau:

– Ghi lại tất cả những vai trò công việc của công ty, tạo bản mô tả công việc cho từng vị trí cụ thể hiện tại và tương lai (nếu có), ghi rõ về chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu tối thiểu kỹ năng kinh nghiệm cần có cho từng vị trí công việc.

– Vẽ sơ đồ quy trình hoàn thành công việc một cách tối ưu và ghi rõ cách trao đổi, liên lạc, giao tiếp công việc của mọi người với nhau.

Bài viết trên đây trình bày những thông tin về sơ đồ tổ chức công ty của từng loại hình doanh nghiệp.

Xem thêm: 

Đánh giá
Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *