Tầm quan trọng của việc lập mục tiêu và lên kế hoạch

Tầm quan trọng của việc lập mục tiêu và lên kế hoạch

Kế hoạch là công cụ giúp bạn thực hiện được mục tiêu và mục tiêu sẽ là kim chỉ nam để bạn phấn đấu với hết khả năng tiềm ẩn trong con người của bạn. Trong bài viết dưới đây, Kỹ Năng HR sẽ chia sẻ với các bạn tầm quan trọng của việc lập mục tiêu và lên kế hoạch.

>>> Xem thêm: Headhunter không phải một nghề mà là kỹ năng

I. Khái niệm mục tiêu và kế hoạch

Mục tiêu là những dự định mà bạn mong muốn đạt được trong tương lai, bạn lên kế hoạch thực hiện và cam kết hoàn thành điều đó trong khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu không giới hạn phạm vi áp dụng – công việc, học tập, tình yêu, sự nghiệp… đều sở hữu những mục tiêu riêng theo hướng phấn đấu tích cực của mỗi người.

Lập kế hoạch là hình thức thiết lập các bước để hoàn thành mục tiêu, nó sẽ đưa ra những phương án, cách thức thực hiện công việc chi tiết nhất, giúp cho tổ chức hoặc chính bản thân bạn chạm đến được mục tiêu đã đề ra.

II. Tầm quan trọng của việc lập mục tiêu và lên kế hoạch

1. Tầm quan trọng của lập kế hoạch

Việc lập kế hoạch rất cần thiết cho bạn để hoàn thành mục tiêu của mình hơn thế nữa là quyết định được sự thành công của bạn, vì thế hãy chú ý và có sự đầu tư cho nó thật chi tiết. Dưới đây là một số lợi ích khi lập mục tiêu

  • Giúp bạn đưa ra được hướng đi cụ thể cho mình để đạt được mục tiêu.
  • Đưa ra những phương án tối ưu nhất thực hiện các công việc đã được lên kế hoạch, giúp bạn xác định tính khả thi.
  • Đưa ra những phương án đối phó với các trường hợp rủi ro sẽ gặp phải.
  • Giúp bạn có kế hoạch để tiếp tục vận hành công việc của mình nếu gặp phải những trường hợp hợp bất trắc
  • Cho bạn cái nhìn tổng quát về tương lai, nhưng thay đổi sẽ gặp phải và những tác động ảnh hưởng đến bạn.
  • Giúp cho việc kiểm soát các khâu dễ dàng hơn, để đưa ra kế hoạch phối hợp sao cho nhịp nhàng nhất.
  • Mục đích cuối cùng là giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh nhất có thể.

2. Tầm quan trọng khi thiết lập mục tiêu

Tầm quan trọng của mục tiêu, hay nói cách khác chính là những lợi ích mà việc thiết lập mục tiêu mang lại cho chính bạn Một số người cảm thấy việc đặt mục tiêu đưa họ vào một khuôn khổ gò bó, khiến họ bỗng trở nên áp lực với những gì mình đặt ra. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và cả những người thành công đều khuyên bạn nên đặt mục tiêu cho mình, tại sao vậy ?

Vì khi bạn đặt ra mục tiêu và nỗ lực hoàn thành, bạn sẽ:        học hành chính nhân sự ở đâu tốt

  • Biết được kỳ vọng về chính mình trong tương lai
  • Vạch rõ lộ trình hoàn thành, nhờ vậy, rút ngắn tối đa thời gian phấn đấu, không lãng phí thanh xuân của bạn.
  • Không bị xao nhãng bởi quá nhiều điều diễn ra xung quanh bạn mỗi ngày
  • Duy trì niềm tin, nhiệt huyết phấn đấu trong mọi khía cạnh cuộc sống.
  • Các mục tiêu không chỉ ảnh hưởng hành vi của bạn, hiệu suất công việc của bạn, mà còn kích thích não bộ và trạng thái tâm lý, huy động năng lượng tối ưu thôi thúc sự nỗ lực trong bạn.
  • Hoàn thành mục tiêu, giúp bạn có thêm sức mạnh và động lực để phấn đấu cho những mục tiêu cao hơn, xa hơn. Nhưng nếu không hoàn thành như mong đợi, tâm lý tiêu cực cũng sẽ xuất hiện, khiến bạn rụt rè và mất niềm tin vào bản thân.
Việc lập mục tiêu và lên kế hoạch
Việc lập mục tiêu và lên kế hoạch

III. Cách thiết lập

1. Cách thức lập kế hoạch

Để đưa ra được phương án thực hiên cho một công việc nào đó, bạn cần làm theo các bước cơ bản sau:

  • Xác đinh vấn đề, mục tiêu cần đạt được
  • Vạch ra những phương án, các thức để thực hiện được mục tiêu đã đề ra.
  • Xem xét đánh giá tính khả thi và rủi ro của các phương án
  • Đưa ra quyết định chọn phương án cuối cùng để thực hiện
  • Lên kế hoạch, thời gian, ngân sách cụ thể để hoàn thành mục tiêu
  • Đánh giá lại tiến độ thực hiện và nghiệm thu

2. Cách thiết lập mục tiêu hiệu quả

Mục tiêu được thiết lập là nhằm khích lệ sự nỗ lực của bạn thân vì tương lai của mình. Do vậy, mục tiêu không thể đặt quá thấp vì như vậy không thôi thúc bản thân phấn đấu, nhưng nếu đặt quá cao sẽ khiến bản thân thất vọng vì không đạt được. Vì vậy khi tiến hành đặt mục tiêu các bạn chú ý những nội dung sau:

  • Khách quan đánh giá năng lực hoàn thành mục tiêu của bản thân: mục tiêu phải cụ thể, gắn liền với sự phát triển bản thân trong công việc, trong học tập hay trong rèn luyện thể chất.
  • Mô phỏng hành trình đạt mục tiêu: viết mục tiêu của bạn ra giấy cùng tất cả các bước, các giai đoạn nhỏ mà bạn sẽ phải hoàn thành trên hành trình chinh phục mục tiêu đó. Ghi sơ bộ đầy đủ chi tiết: việc phải làm, thời gian phải hoàn thành, chi phí phải bỏ ra, những sự hỗ trợ có thể tìm kiếm…Sau đó, hãy sắp xếp lại thành một quy trình cụ thể và toàn tâm toàn ý tin tưởng bản thân sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra.
  • Thang đo cho các bước triển khai mục tiêu: để nâng cao hiệu quả, thang đo nên là những con số cụ thể để bạn có thể đánh giá mức độ hoàn thành của mình tốt hay chưa, cần cải thiện như thế nào…
  • Hành trình luôn xen kẽ cuộc sống thường nhật: lịch trình thực hiện mục tiêu cần có sự sắp xếp linh hoạt về thời gian, không gian để có thể thêm vào những khoảng công việc thường nhật của bạn.
  • Bạn có thể tạm gác những cuộc hẹn không cần thiết, những game giải trí tốn hàng giờ đồng hồ hay những giấc ngủ dài để dành thời gian cho những việc quan trọng thường nhật, nhờ vậy, hành trình mục tiêu của bạn sẽ không bị ảnh hưởng.
  • Nhờ sự hỗ trợ từ người khác: khi có những vướng mắc trong kế hoạch thực hiện mục tiêu, bạn có thể nhờ mọi người xung quanh tư vấn, giải đáp gút mắc dùm bạn. Tự mình nỗ lực là tốt nhưng một mình tự tìm hiểu có thể khiến bạn tốn rất nhiều thời gian, trong khi đó, có sự cố vấn từ người khác, bạn vẫn tự mình thực hiện mục tiêu mà vẫn hoàn thành tiến độ như mong muốn.
  • Định kỳ nhìn nhận thành quả đạt được: nhìn lại những gì bạn đã hoàn thành trong mục tiêu đề ra không chỉ giúp bản thân có thêm động lực và niềm tin phấn đấu tiếp, mà còn là cơ hội đánh giá những điểm thiếu sót của bản thân để cải thiện cho những bước đi tiếp theo.

>>> Xem thêm: Review khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp tốt nhất

Mục tiêu và kế hoạch thực hiện rõ ràng luôn giúp chúng ta định hướng hiệu quả con đường phải đi trong tương lai, dù mục tiêu và kế hoạch của bạn phải đi một đoạn đường vòng đi nữa thì thời gian hoàn thành chắc chắn luôn ngắn hơn khi bạn không định hướng mục tiêu cho mình.

3/5 - (2 bình chọn)
Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *