Mối quan hệ giữa thành công và khả năng chịu áp lực công việc

Mối quan hệ giữa thành công và khả năng chịu áp lực công việc

Áp lực công việc là con dao hai lưỡi trong môi trường công sở, tác động trực tiếp đến hiệu suất suất làm việc.Trong bài bài viết dưới đây, Kỹ Năng HR sẽ chia sẻ với các bạn mối quan hệ giữa thành công và khả năng chịu áp lực.

>>> Xem thêm: Hiệu quả của nghệ thuật phán đoán

I. Khả năng chịu áp lực công việc là gì?

Áp lực công việc xuất hiện khi chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề căng thẳng hoặc cấp bách cần xử lý gấp trong cùng khoảng thời gian ngắn.

Đây là trạng thái tinh thần của người đi làm ở mức thấp nhất. Khi đó, người đi làm lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, gặp khó khăn trong công việc và gần như không hoàn thành hoặc hoàn thành công việc với kết quả không tối ưu nhất. Họ không còn hứng thú, đam mê và năng lượng cao nhất cho công việc như trước nữa.

Khả năng chịu áp lực công việc muốn đề cập đến năng lực ứng phó khi áp lực công việc xuất hiện, trong điều kiện người lao động hạn chế về nguồn lực giải quyết như thiếu thời gian, thiếu nhân sự hỗ trợ…

Người có khả năng chịu áp lực công việc tốt luôn sở hữu kỹ năng: quản lý thời gian hiệu quả; linh hoạt đàm phán với các bên liên quan; lên kế hoạch, sắp xếp thứ tự ưu tiên giải quyết tất cả công việc…

II. Hậu quả của áp lực công việc

Áp lực công việc nếu không được giải quyết sớm sẽ gây ra những nguy hại lớn cho tinh thần, sức khỏe.

Hậu quả của áp lực công việc 
Hậu quả của áp lực công việc

1. Áp lực công việc dẫn đến trầm cảm

Từ áp lực trong công việc cũng dễ dàng dẫn đến căn bệnh trầm cảm nguy hiểm. Đây là hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người làm việc.

2. Gây nên các bệnh lý

Một số bệnh lý sẽ xuất hiện trong thời điểm mà người làm việc bị căng thẳng, áp lực trong công việc như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, bệnh tim mạch,…

3. Cơ thể suy nhược   nên học hành chính nhân sự ở đâu

Cơ thể không minh mẫn, không nhiều năng lượng, không còn đủ tỉnh táo là tình trạng cơ thể bị suy nhược khi bị áp lực căng thẳng trong công việc thường thấy.

4. Hiệu suất công việc giảm sút

Thống kê cho thấy người bị áp lực trong công việc thường có hiệu suất làm việc không tốt như mong muốn. Ảnh hưởng của stress đến công việc là rất lớn.

5. Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống bản thân

Hệ lụy nghiêm trọng nhất mà tình trạng này gây ra cho người làm việc là mất cân bằng trong công việc và cuộc sống.

Người bị áp lực công việc do quá bận rộn với hàng tá công việc phải giải quyết sẽ không có thời gian cho bản thân nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống dễ gây chán nản, cảm thấy bế tắc, mệt mỏi, từ đó dẫn tới hàng loạt những ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và cả sức khỏe.

III. Mối quan hệ giữa thành công và khả năng chịu áp lực công việc

Áp lực công việc có ở mọi ngành nghề, công việc và đối tượng lao động. Tuy áp lực mang lại nhiều hậu quả như phân tích ở trên tuy nhiên đây cũng được xem là con dao 2 lưỡi.

1. Mối quan hệ giữa thành công và khả năng chịu áp lực

Khi rơi vào những tình huống áp lực thần kinh chúng ta trở nên nhạy bén nhất. Mỗi khi lo lắng về sự thất bại sẽ kích thích cơ thể chúng ta hành động, như một phản ứng tự nhiên.

Nhiều người khi bị áp lực công việc sẽ phát huy hết năng lượng tích cực và vượt qua giới hạn đang có trong họ. Nếu biết cách vượt qua thì áp lực sẽ được xem là bàn đỡ để bạn được thành công hơn. Mức độ thành công của bạn dựa trên sức bật và khả năng chịu được áp lực.

Chuyển hóa áp lực công việc thành năng lượng tích cực để thành công
Chuyển hóa áp lực công việc thành năng lượng tích cực để thành công

2. Chuyển hóa áp lực công việc thành năng lượng tích cực để thành công

  • Vực dậy tinh thần của bản thân

Tự đặt cho mình những câu hỏi về nguyên nhân và tìm giải pháp cho tình trạng bạn đang gặp phải.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và mất cảm hứng với một công việc bất kì trong hiện tại, nghĩ về mục tiêu mà mình đã đặt ra, nghĩ về lí do mình bắt đầu đây là một cách hữu hiệu để tạo động lực cho bản thân.

  • Đánh thức năng lượng tích cực và vượt qua giới hạn bản thân

Trong bản thân của mỗi chúng ta luôn có một lượng lớn năng lực chưa được đánh thức và khai thác triệt để.

Nếu bạn tạo ra được cho mình một môi trường làm việc tích cực thì hiệu quả tạo động lực từ áp lực sẽ càng nâng cao.

  • Chuẩn bị tinh thần cho hành trình tiếp theo

Áp lực thường đến từ sự bất an về kết quả trong tương lai, vậy nên một bí quyết quan trọng để biến áp lực thành động lực là chuẩn bị sẵn sàng cho những gì sẽ diễn ra trong tương lai tới.

Bạn cần lập kế hoạch nghề nghiệp để biết được từng bước cần làm từ khi bắt đầu cho đến khi đạt được kết quả. Có được kế hoạch, bạn sẽ có nhiều tinh thần quyết tâm với công việc hơn và dự trù được những rủi ro có thể xảy ra.

  • “SAD to ADS”: Công thức biến “cảm xúc tiêu cực” thành “sự nâng cấp”

Bà Kanika Tolver, CEO của Career Rehab đã đưa ra một công thức giúp hóa giải áp lực trở thành động lực.

Bà diễn giải nỗi buồn do sự cố bất kỳ trong công việc theo từ SAD (buồn) với ba cảm giác: Stress (Căng thẳng), Anxiety (Lo âu) và Depression (Bệnh trầm cảm).

Theo bà, bí quyết để thành công tự nâng tầm bản thân trên hành trình sự nghiệp là biến SAD thành ADS – viết tắt của “Advertising” (Quảng cáo). ADS được tạo thành bởi:

ACCOMPLISH (A): Chấp nhận âu lo để gặt hái thành tựu cụ thể

DOMINATE (D): Chuyển hóa nỗi buồn thành động lực tiến tới thành công

SUCCESS (S): Đạt được kết quả cuối cùng

Lời khuyên từ công thức này là hãy chấp nhận và quản lý những cảm xúc tiêu cực của mình để tạo động lực cho bản thân phát triển sự nghiệp.

>>> Xem thêm: Học hành chính nhân sự ở đâu tốt

Trên đây, Kỹ Năng HR vừa chia sẻ với các bạn mối quan hệ giữa thành công và khả năng chịu áp lực công việc. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn khám phá và phát triển hơn nữa những năng lượng tìm ẩn trong bản thân để thành công.

Đánh giá
Share

One thought on “Mối quan hệ giữa thành công và khả năng chịu áp lực công việc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *