Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc – Những sai lầm cần tránh

Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc – Những sai lầm cần tránh

Sơ yếu lý lịch là một trong những loại văn bản không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc. Trong bài viết dưới đây, Kỹ Năng HR sẽ hướng dẫn các bạn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc chuẩn nhất và những sai lầm cần tránh để hoàn thiện bộ hồ sơ xin việc tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay tại vòng sàng lọc hồ sơ.

>>> Xem thêm: Cách viết email xin việc thu hút nhà tuyển dụng

I. Cách viết mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm chuẩn nhất

Sơ yếu lý lịch hiện nay có các mẫu đăng tải trên google và tải về sử dụng hoặc bạn có thể mua bản cứng tại các của hàng văn phòng phẩm , nhà sách hoặc các cửa tiệm photo,… Và nội dung cơ bản sẽ gồm 25 phần  và cách điền thông tin cụ thể như sau:

(1) Phần họ và tên: Đây là phần bạn cần viết hoa. Nội dung trùng khớp với thông tin trên chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu.

(2) Giới tính: Giới tính là nam ghi “nam” và nếu bạn là nữ ghi “nữ”.

(3) Sinh năm: Bạn cần ghi đúng thông tin ngày tháng năm sinh trùng khớp với thông tin trong chứng minh thư và sổ hộ khẩu.

(4) Nơi đăng ký hộ khẩu đăng ký thường trú: Trình bày rõ thông tin về thôn (số nhà, đường phố), xã (phường) huyện (quận), tỉnh (thành phố) nơi mà bạn đăng ký thường trú theo đúng quy định của pháp luật.

(5) Nơi ở hiện tại: Bạn cần khai rõ thông tin về nơi ở hiện tại, cụ thể về thông tin số nhà, đường phố trực thuộc quận, huyện, thành phố nào.

(6) Số điện thoại: Hãy điền 1 số điện thoại bạn đang dùng và dễ dàng khi người khác muốn liên lạc với bạn.

(7) Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: Bạn cần ghi rõ về thông tin địa chỉ, số điện thoại của người cần báo tin. Ở đây nên là thông tin của người thân trong gia đình như bố, mẹ, anh chị em.

(8) Bí danh: Ghi rõ bí danh của bản thân hay sử dụng, trường hợp không có bí danh, bạn có thể bỏ qua.

(9) Nguyên quán: Là nơi sinh sống của ông, bà nội, bố của bạn. Trong trường hợp cá biệt bạn có thể ghi theo quê quán của mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ). Ghi theo nguyên quán trên chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.

(10) Dân tộc: Hãy viết tên dân tộc của bạn. Ví dụ: dân tộc Kinh.

(11) Tôn Giáo: Rất đơn giản! Bạn theo tôn giáo nào thì hãy ghi rõ. Ví dụ: đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi. Nếu không theo tôn giáo nào thì bạn điền là “Không”.

(12) Trình độ văn hóa: Viết rõ thông tin 12/12 chính quy hay 12/12 bổ túc văn hóa.

(13) Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Điền thông tin về thành phần của gia đình bạn theo đúng quy định của pháp luật.

(14) Thành phần bản thân gia đình hiện nay: Điền thông tin thành phần gia đình bạn. Ví dụ: công nhân, công chức, viên chức, nhà báo…

(15) Trình độ ngoại ngữ: Bạn hãy ghi những bằng cấp, chứng chỉ, trường ngoại ngữ mà bạn có, đã và đang theo học chẳng hạn như đại học Anh Ngữ, Pháp Ngữ hay Nga Ngữ; Bằng IELTS 6.0, …

(16) Hoàn cảnh gia đình: Khai họ tên cha, mẹ (Hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), anh chị em ruột trong gia đình, vợ/ chồng, con cái. Ở mục này, cần ghi rõ họ tên, năm sinh, quê quán, chỗ ở hiện nay, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế…của từng người.

(17) Ngày và nơi kết nạp Đảng Cộng Sản Việt Nam: Viết rõ thông tin về ngày tháng năm nơi kết nạp Đảng (Chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện tỉnh hoặc cơ quan Trung Ương). Nếu chưa vào Đảng thì bạn có thể bỏ qua không điền.

(18) Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: Viết rõ ngày tháng năm và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, thông tin này có trong sổ Kết nạp Đoàn nhé.

(19) Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: Tùy theo trình độ đào tạo chuyên môn của bản thân viết theo loại văn bằng mà mình được cấp. Hãy ghi rõ bạn học chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức và đừng quên liệt kê tất cả các loại văn bằng có liên quan.

(20) Cấp bậc được hưởng: Ghi rõ thông tin về bậc lương chính mà bạn đang được hưởng hiện tại.

(21) Lương chính hiện nay: Lương chính của bạn hiện nay đang theo ngạch nào, là chuyên viên cao cấp, hay kỹ thuật viên, kỹ sư, giáo viên… Nếu là sinh viên hay học sinh chưa có thu nhập bạn có thể bỏ trống nhé.

(22) Ngày nhập ngũ, ngày xuất ngũ, lý do: Ghi rõ ngày tháng, năm nhập ngũ, ngày xuất ngũ và lý do xuất ngũ. Nếu bạn chưa nhập ngũ, có thể bỏ trống.   học hành chính nhân sự ở đâu hiệu quả

(23) Quá trình hoạt động của bản thân:Tóm tắt hoạt động của bản thân. Bạn hãy điền những mốc sự kiện quan trọng trong 12 năm trở lại đây.

(24) Khen thưởng: Viết rõ thông tin về ngày tháng năm cũng như hình thức khen thưởng. Nếu không có bạn có thể ghi “Chưa có”.

(25) Kỷ luật: Viết rõ tháng năm, lý do sai phạm và hình thức kỷ luật theo quy định. Nếu không có bạn có thể bỏ qua hoặc ghi “Chưa có”.

Những sai lầm cần tránh khi viết sơ yếu lý lịch
Những sai lầm cần tránh khi viết sơ yếu lý lịch

II. Những sai lầm cần tránh khi viết sơ yếu lý lịch

Trước khi đi đến vòng phỏng vấn để phỏng vấn thái độ kỹ năng và chuyển môn chắc chắn các bạn phải trải qua vòng sàng lọc hồ sơ. Nhưng thông tin và cách bạn trình bày, chuẩn bị hồ sơ sẽ quyết định bạn có được vào tiếp vòng trong để gặp nhà tuyển dụng hay không. Thực tế, ngoài xét xem kinh nghiệm, kỹ năng, phẩm chất ứng viên có phù hợp với yêu cầu của vị trí tuyển dụng hay không, nhà tuyển dụng cũng rất “có hứng thú” với các thông tin trong sơ yếu lý lịch.

Vì vậy nếu bạn mắc phải lỗi ở ngay bước này bạn sẽ bị loại ngay dù bạn rất có năng lực, hãy đọc những điều sau để tránh những sai lầm không cần thiết:

1. Lỗi đánh máy, lỗi ngữ pháp và trình bày

Nên nhớ các lỗi cơ bản như lỗi chính tả, ngữ pháp có thể khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Đôi khi dù chỉ một lỗi cơ bản nhưng nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là thiếu chuyên nghiệp, cơ hội bước tiếp vào vòng trong sẽ dần rút ngắn.

Lỗi chính tả sẽ khiến bạn bị đánh giá là thiếu cẩn trọng, không quan tâm đến chất lượng công việc.

Để hạn chế việc này, hãy đọc hồ sơ của bạn từ dưới lên trên: đảo ngược thứ tự bình thường sẽ giúp bạn tập trung vào mỗi dòng. Nếu không, nhờ ai đó đọc lại giúp bạn.

Trình bày bản sơ yếu gọn gàng, khoa học nhất, làm nổi bật được điểm mạnh của bản thân và thực sự sáng tạo. Hãy chứng tỏ rằng bạn là một người đầy nhiệt huyết đối với công ty và vị trí mà họ đang cần.

2. Sơ yếu lý lịch quá nhiều thông tin

Lỗi cơ bản khác mà nhiều người thường mắc phải đó là đưa quá nhiều thông tin không cần thiết trong sơ yếu lý lịch. Tránh diễn đạt lan man, hay quá dài. Khi đưa quá nhiều thông tin như vậy sẽ gây nhàm chán, mất tập trung, nội dung dàn trải, không xác định được ý trọng tâm.

Mục đích duy nhất của sơ yếu lý lịch là để giúp bạn có được một cuộc phỏng vấn. Nó không giúp thuyết phục nhà tuyển dụng nói “chọn” với bạn (đó là nhiệm vụ của bạn cần làm trong buổi phỏng vấn). Sơ yếu lý lịch là công cụ giúp bạn có được cuộc phỏng vấn đầu tiên. Đến khi bạn vào phòng phỏng vấn, sơ yếu lý lịch không quan trọng nữa. Vì vậy, hãy viết sơ yếu lý lịch chuẩn theo những thông tin cần phải có và thuyết phục được nhà tuyển dụng.

3. Quá khiêm tốn trả lời rập khuôn theo câu hỏi

Sơ yếu lý lịch đều là công cụ để bạn “quảng cáo” bản thân với nhà tuyển dụng. Do đó cần phải làm nổi bật điểm mạnh của bạn để có thể thuyết phục nhà tuyển dụng. Đó chính là những thành tích, giải thưởng bạn dành được trong quá trình học tập, công tác.

Nên nhớ một điều đây không phải là khoe thành tích mà bạn chỉ đang cố khẳng định giá trị bản thân, năng lực làm việc của mình.

4. Sao chép sơ yếu lý lịch hàng loạt

Một ứng viên tiềm năng, nghiêm túc với công việc và tôn trọng công ty tuyển dụng sẽ không bao giờ mắc phải lỗi thiếu chuyên nghiệp như thế. Môi trường làm việc mỗi công ty khác nhau, lĩnh vực hoạt động cũng có thể không giống nhau dẫn tới yêu cầu đối với các ứng viên cũng khác nhau.

Xin việc bao nhiêu công ty thì cần bấy nhiêu bản sơ yếu lý lịch, bạn cần điều chỉnh sơ yếu lý lịch của mình sao cho phù hợp với tính chất, bối cảnh và yêu cầu kinh nghiệm, kỹ năng làm việc của vị trí và công ty tuyển dụng.

5. Thiếu thông tin nổi bật

Rất hiếm khi nhà tuyển dụng dành thời gian đọc kỹ từng câu từng chữ trình bày trong sơ yếu lý lịch. Hầu hết các trường hợp họ chỉ lướt qua, tìm xem ứng viên có kinh nghiệm, sở hữu kỹ năng để làm việc hiệu quả hay không.

Thậm chí trong một số trường hợp bộ phận tuyển dụng sẽ sử dụng phần mềm hệ thống để quét và lọc ra những bản CV, sơ yếu lý lịch tiềm năng nhất dựa trên hệ thống từ khóa yêu cầu. Vì vậy, đừng quên tận dụng bản mô tả công việc để nhấn mạnh điểm mạnh của bản thân có đáp ứng được các yêu cầu nhà tuyển dụng đặt ra.

6. Không trung thực

Tất nhiên khi làm sơ yếu lý lịch chúng ta phải điều chỉnh các phần, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng đưa ra, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta phải “bịa” về khả năng của mình. Viết đúng sự thật, nhấn mạnh ưu thế thực sự của bản thân chứ đừng bao giờ nói dối.

Việc đưa các thông tin thiếu trung thực như vậy không những làm xấu hình ảnh bản thân mà còn có thể khiến bạn mất đi nhiều cơ hội tuyển dụng quý giá tiếp theo.

>>> Xem thêm: Học hành chính nhân sự ở đâu tốt

Trên đây là cách viết sơ yếu lý lịch xin việc và những sai lầm cần tránh mà Kỹ Năng HR đã nghiên cứu tổng hợp. Đừng để những lỗi cơ bản, sai lầm ngớ ngẩn cản đường, đánh mất cơ hội đi vào vòng tiếp theo của bạn nhé!

Đánh giá
Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *